Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô
Thị trường vàng thế giới, giá vàng thế giới giao phiên đêm qua 9/1 tại Mỹ đã giảm 4 USD xuống 1.552 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay 9/1 đã tiếp tục suy yếu và về 1.548 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,95 – 43,47 triệu đồng/lượng, tăng trở lại đúng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,12% lên 97,54 điểm vào cuối phiên châu Á.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/1 được công bố ở mức 23.166 đồng, giảm 7 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.110 - 23.230 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,16 USD (-0,27%), xuống 59,40 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,12 USD (-0,18%), xuống 65,24 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tiếp tục được nhóm ngân hàng giúp sức
Mặc dù phân hóa khá mạnh nhưng diễn biến tích cực ở dòng bank đã giúp các chỉ số tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong phiên sáng.
Bước vào phiên chiều, tâm lý hưng phấn giúp VN-Index tiến sát 970 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng khiến thị trường hạ độ cao.
Trong đợt khớp ATC, một lần nữa thị trường được kéo lên, nhưng mốc 970 điểm chưa thể bị vượt qua.
Dòng bank vẫn là tâm điểm với BID +3,3%, CTG +4,9%, HDB +2,2%, STB +3,4%, VPB +1,4%, MBB +1,7%... Nhiều bluechip cũng hồi phục như VHM +1,4%, SAB +2,9%, BVH +2,9%, VNM, GAS, VIC, HPG… tăng nhẹ.
ROS vẫn đi ngược xu hướng -6,9%, cùng các mã khác trong "họ FLC" nằm sàn như HAI, KLF, AMD.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 22,76 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 1.078,97 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/1: VN-Index tăng 8,39 điểm (+0,87%), lên 968,54 điểm; HNX-Index tăng 0,97 điểm (+0,96%), lên 102,22 điểm; UpCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,68%), lên 55,56 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên thứ Năm, giới đầu tư đã nhận được thông tin tích cực từ cuộc chiến thương mại khi thông tin cho biết, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Mỹ để ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 trong tuần tới.
Ngay khi nhận thông tin này, phố Wall đã đồng loạt tăng điểm ngay từ đầu phiên và duy trì đà tăng tốt trong suốt phiên, đóng cửa thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, trong đó Nasdaq tăng mạnh nhất nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu Apple (tăng 2,1% sau khi doanh số bán iPhone tại thị trường Trung Quốc tăng hơn 18% trong tháng 12).
Kết thúc phiên 9/1, chỉ số Dow Jones tăng 211,81 điểm (+0,74%), lên 28.956,90 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,65 điểm (+0,67%), lên 3.274,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 74,18 điểm (+0,81%), lên 9.203,43 điểm.
Kết thúc phiên 8/1, chỉ số Dow Jones tăng 161,41 điểm (+0,56%), lên 28.745,09 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 15,87 điểm (+0,49%), lên 3.253,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 60,66 điểm (+0,67%), lên 9.129,24 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, nhờ kỳ vọng lớn vào hiệp định thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung Quốc sắp được ký kết sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận các doanh nghiệp Nhật.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,47% lên 23.850,57 điểm. Chỉ số này tăng 0,82% trong tuần. Topix tăng 0,35% lên 1.735,16 điểm và nhích tăng 0,8% trong tuần.
Ông lớn Fast Retailing bất ngờ thông báo, cắt giảm triển vọng lợi nhuận cả năm tài chính vừa qua do kết quả quý IV thấp hơn dự kiến, bởi ảnh hưởng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và người tiêu dùng Hàn Quốc tẩy chay hàng hóa Nhật Bản làm giảm doanh số bán hàng tại các cửa hàng Uniqlo.
Chứng khoán Trung Quốc đi xuống, nhưng ghi nhận tuần tăng thứ 6 liên tiếp, nhờ giảm nhiệt căng thẳng thương mại với Mỹ và các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế trong nước gần đây.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,08% xuống 3.092,29 điểm, nhưng tăng 0,28% trong tuần và là tuần thứ 6 liên tiếp tăng.
Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,03% xuống 4.163,18 điểm, và tăng 0,44% trong tuần qua, và cũng là tuần thứ 6 liên tiếp tăng.
Chứng khoán Hồng Kông cũng có tuần tăng thứ 6 liên tiếp, khi giới đầu tư dành sự lạc quan cao đối với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,27% lên 28.638,20 điểm, và tăng 0,7% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,12% xuống 11.267,48 điểm.
Lĩnh vực CNTT là ngành dẫn dắt thị trường với chỉ số phụ tăng 1,7%, với cổ phiếu lớn Tencent Holdings Ltd, nhích 2,2%.
Chứng khoán Hàn Quốc tiếp tục khởi sắc, khi các nhà đầu tư hoan nghênh chuyến đi của phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc tới Washington để ký kết thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ.
Các nhà sản xuất pin của Hàn Quốc đã tăng mạnh sau khi chính phủ cho biết sẽ tăng nguồn cung cho các phương tiện năng lượng mới, đưa cổ phiếu của Samsung SDI và LG Chem tăng lần lượt 7,1% và 6%.
Kết thúc phiên 10/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 110,70 điểm (+0,47%), lên 23.850,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,59 điểm (-0,08%), xuống 3.092,29 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 77,20 điểm (+0,27%), lên 28.638,20 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 19,94 điểm (+0,91%), lên 2.206,39 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Giá vàng, lãi suất, tỷ giá sẵn sàng cho kịch bản xấu tại Trung Đông
Căng thẳng Mỹ - Iran leo thang, tâm lý tiêu cực lập tức lan rộng trên thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam không là ngoại lệ..>> Chi tiết
- Dòng tiền thận trọng hơnNhiều ý kiến nhận định, dòng tiền năm 2020 sẽ rất chọn lọc, tập trung vào các cổ phiếu cơ bản và một số nhóm ngành có nền tảng tăng trưởng tốt..>> Chi tiết
- Định vị dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán 2020
Khối ngoại mua ròng trong 2 năm qua, nhưng chủ yếu thông qua giao dịch thoả thuận tại một số doanh nghiệp lớn, còn giao dịch khớp lệnh thì bán ròng..>> Chi tiết
- DCL lội ngược dòng, FIT không muốn bị lãng quên
Cổ phiếu DCL của Công ty cổ phần Dược Cửu Long (Pharemexco) và cổ phiếu FIT của Công ty mẹ là Công ty cổ phần Tập đoàn F.I.T đã cùng dắt tay nhau tăng phi mã trong năm 2019, với một số bước ngoặt gây bất ngờ..>> Chi tiết
- Chiến tranh không là thảm họa với thị trường chứng khoán
Diễn biến thị trường chứng khoán thường chịu tác động tức thời trước một số sự kiện, nhất là biến động địa chính trị. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thị trường và các tác nhân gây ảnh hưởng thường mang tới kết quả không như “tưởng tượng”..>> Chi tiết