Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán định

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán định

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index không đổi; Lãi suất cho vay mua nhà khó giảm; Nhà đầu tư sắp được bán cổ phiếu ngay chiều ngày T+2; Chóng mặt với penny; Chắt chiu cơ hội trong giai đoạn thị trường nhiều rủi ro; ECB sẵn sàng tăng lãi suất nhanh hơn nếu cần thiết… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 29/6 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 68,20 – 68,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 2,3 USD xuống mức 1.820,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như dao động ngay sát dưới ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,53 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 29/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.099 đồng/USD, tăng 7 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 – 23.380 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 20.270 USD, thì sang phiên hôm nay đã lùi dần về gần 20.000 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,45 USD (+0,40%), lên 112,21 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,28 USD (+0,24%), lên 118,26 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index gần như không đổi

Thị trường giảm điểm từ khá sớm và dù sau đó bật lên nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, nhưng vẫn thất bại khi test lại ngưỡng 1.220 điểm và bị đẩy lại khá sâu dưới tham chiếu.

Bước sang phiên chiều, lực bán chốt lời gia tăng đẩy VN-Index nới rộng đà giảm xác nhận mức đáy của ngày ở vùng 1.207 điểm, nhưng dù không mạnh, dòng tiền túc tắc mua vào, kéo VN-Index trở lại và đóng cửa gần như không đổi.

ITA tiếp tục có giao dịch sôi động khi bên mua tích cực bắt đáy, trong khi bên bán cũng tranh thủ ra hàng, tuy nhiên bên chiến thắng là bên mua, giúp ITA nới đà tăng so với phiên sáng.

Ngoài ra, FLC tiếp tục tăng trần thứ 6 liên tiếp và là phiên tăng thứ 7 liên tiếp, lên 5.660 đồng với thanh khoản 32,75 triệu đơn vị, chỉ đứng sau ITA với 42,39 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,62 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 45,51 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 29/6: VN-Index đứng ở mức 1.218,09 điểm; HNX-Index giảm 1,52 điểm (-0,54%), xuống 282,35 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,14%), xuống 88,88 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall lao dốc trong phiên ngày thứ Ba (28/6) khi dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng sụt giảm nghiêm trọng làm suy yếu sự lạc quan của nhà đầu tư và dấy lên lo lắng về suy thoái kinh tế.

Theo The Conference Board, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ 103,2 điểm trong tháng 5 xuống 98,7 điểm trong tháng 6, thấp hơn so với dự báo 100 điểm từ Dow Jones.

Dữ liệu yếu kém được đưa ra khi lo ngại về suy thoái ngày càng tăng gần đây, do Fed cố gắng đối phó với lạm phát gia tăng bằng việc nâng lãi suất quyết liệt hơn.

Kết thúc phiên 28/6, chỉ số Dow Jones giảm 491,27 điểm (-1,56%), xuống 30.946,99 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 78,56 điểm (-2,01%), xuống 3.821,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 343,01 điểm (-2,98%), xuống 11.181,54 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do các cổ phiếu công nghệ lớn kéo lùi, sau khi Phố Wall giảm mạnh đêm qua do lo ngại về suy thoái kinh tế.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,91% xuống 26.804,60 điểm. Chỉ số Topix mất 0,72% xuống 1.893,57 điểm.

Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa giảm mạnh trong đợt bán tháo đêm qua, do dữ liệu về chỉ số niềm tin tiêu dùng nghiêm trọng làm giảm sự lạc quan của nhà đầu tư và làm dấy lên lo lắng về suy thoái kinh tế.

Phiên này, cổ phiếu Tokyo Electron giảm 5,27% và kéo chỉ số lùi Nikkei 225 mạnh nhất, tiếp theo là SoftBank Group giảm 1,64% và công ty điện thoại KDDI mất 1,89%.

Trái lại, Tokyo Electric Power Holdings tăng 5,27% và là cổ phiếu tăng giá hàng đầu trên Nikkei 225, sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này này sẽ tận dụng tối đa năng lượng hạt nhân và đảm bảo cung cấp đủ điện.

Chứng khoán Trung Quốc giảm khi các nhà đầu tư chốt lời sau đợt phục hồi mạnh mẽ gần đây.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,4% xuống 3.361,52 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,54% xuống 4.421,36 điểm.

Chứng khoán Hồng Kông giảm do lo ngại suy thoái làm lu mờ các biện pháp nới lỏng chống Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng giảm 1,88% xuống 21.996,89 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,52% xuống 7.694,64 điểm.

Phiên này, cổ phiếu công nghệ giảm 3,3% với Alibaba Group Holding mất 3,1%, NetEase giảm 4,1%, Meituan giảm 2,3%.

Đáng chú ý, cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô điện Nio giảm 11,1%, mức giảm mạnh nhất trong gần hai tháng, khi một nhà đầu tư bán khống cáo buộc công ty đã "thổi phồng" số liệu doanh thu , điều mà Nio phủ nhận.

Dù vậy, điều này cũng đã khiến các công ty cùng ngành giảm sâu như XPeng giảm 7,4%, Li Auto giảm 8,8%, Geely Auto giảm 8,2% và BYD mất 5%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh, do lo ngại gia tăng về suy thoái kinh tế và thắt chặt chính sách tiền tệ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 44,10 điểm, tương đương 1,82% xuống 2.377,99 điểm.

Nhà phân tích Lee Kyoung-min của Daishin Securities cho biết: Những lo lắng về suy thoái sau khi dữ liệu yếu của Mỹ và lo ngại về một đợt tăng lãi suất lớn từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc do áp lực lạm phát gia tăng đã đè nặng lên thị trường”.

Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics và SK Hynix giảm lần lượt 2,36% và 1,36%.

LG Energy Solution mất 4,63% sau khi nhà sản xuất pin cho biết, họ sẽ đánh giá lại kế hoạch đầu tư cho một nhà máy sản xuất pin độc lập ở Arizona. Công ty mẹ là LG Chem giảm 7,02%.

Kết thúc phiên 29/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 244,87 điểm (-0,91%), xuống 26.804,60 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 47,69 điểm (-1,40%), xuống 3.361,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 422,08 điểm (-1,88%), xuống 21.996,89 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 44,10 điểm (-1,82%), xuống 2.377,99 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Lãi suất cho vay mua nhà khó giảm

Ông Trịnh Bằng Vũ, Giám đốc Khối cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, các yếu tố bên ngoài sẽ tác động tiêu cực đến lạm phát trong nước, gián tiếp làm tăng lãi suất huy động..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư sắp được bán cổ phiếu ngay chiều ngày T+2, sớm hơn 1 ngày

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đang lấy ý kiến dự thảo Quy chế hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán theo chỉ đạo điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán có chu kỳ thanh toán T+2 của UBCKNN..>> Chi tiết

- Chóng mặt với penny

Đi lên với tốc độ phi mã trong giai đoạn cuối năm 2021 thì các cổ phiếu penny cũng “bốc hơi” nhanh nhất trong giai đoạn vừa qua..>> Chi tiết

- Chắt chiu cơ hội trong giai đoạn thị trường nhiều rủi ro

Dự báo được nhiều chuyên gia đưa ra, dù định giá đã về vùng hấp dẫn hơn nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đoán định..>> Chi tiết

-ECB sẵn sàng tăng lãi suất nhanh hơn nếu cần thiết

Hôm thứ Ba (28/7), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã giảm bớt lo ngại về suy thoái trong khu vực đồng euro, đồng thời cho biết khối sẵn sàng tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn nếu lạm phát tiếp tục tăng cao..>> Chi tiết

Tin bài liên quan