Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tiếp tục bị bán mạnh về cuối phiên

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán tiếp tục bị bán mạnh về cuối phiên

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index rơi hơn 14 điểm; Tiền nhàn rỗi chạy về ngân hàng khi chứng khoán điều chỉnh; Thị trường trái phiếu sẽ “chất” hơn; Những doanh nghiệp lên kế hoạch đi lùi; IMF: Các chính phủ phải bảo vệ những người dễ bị tổn thương và ngăn chặn tình trạng bất ổn… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 21/4 tăng 400.000 đồng/lượng so cuối ngày hôm qua, vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 69,70 – 70,42 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,6 USD/ounce lên 1.957,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm về 1.945 USD và đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,96 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.123 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.825 – 23.105 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 41.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích dần và vượt 42.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,62 USD (+0,61%), lên 102,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,96 USD (+0,90%), lên 107,76 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Kịch bản tải diễn, VN-Index giảm về 1.370 điểm

Lực cầu bắt đáy ở cuối phiên sáng giúp nhiều mã thoát giá sàn đã tạo động lực cho thị trường ngay đầu phiên chiều và thêm sự góp sức của một số cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, VN-Index đã trồi lên trên tham chiếu tại 1.392 điểm.

Nhưng chỉ sau ít phút le lói sắc xanh, kịch bản bán mạnh sau thời điểm 14h, khiến VN-Index đảo chiều nhanh về dưới tham chiếu với gần 100 mã giảm sàn và tiếp tục lùi thêm trong phiên ATC, đóng cửa ở tại 1.370 điểm.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn còn rất ảm đạm, với nhiều cổ phiếu giảm sàn, với các mã ITA, HNG, CII, BCG, DIG, ASM, PVD, LDG, LCG, HBC, HQC, KBC, NLG, FIT, IDI, OGC hay như họ FLC, ROS, AMD, HAI, nhóm Louis là TGG, APP, AGM…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 35,8 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 921,41 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/4: VN-Index giảm 14,15 điểm (-1,05%), xuống 1.370,21 điểm; HNX-Index giảm 13,42 điểm (-3,53%), xuống 366,61 điểm; UpCoM-Index giảm 1,52 điểm (-1,42%), xuống 104,89 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính trên phố Wall diễn biến trái chiều trong phiên thứ Tư (20/4), với S&P 500 và Nasdaq giảm, trong khi Dow Jones nhích lên nhờ báo cáo kết quả kinh doanh khả quan từ nhiều công ty.

Đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ bắt nguồn từ Netflix, khi lao dốc và giảm tới hơn 35%, sau khi kết quả kinh doanh quý I/2022 ghi nhận sụt giảm 200.000 thuê bao đăng ký trả tiền.

Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 2004, và Netflix hiện là mã giảm mạnh nhất thuộc S&P 500 từ đầu năm đến nay, khi đã để mất tới hơn 60%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số Dow Jones được thúc đẩy nhờ báo cáo kết quả kinh doanh khả quan từ gã khổng lồ tiêu dùng Procter & Gamble và IBM Corp, bộ đôi này tăng lần lượt 2,7 và 7,1%.

Ngoài ra, giới đầu tư còn theo dõi sát diễn biến lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ. Sau khi chạm 2,94%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2018, lợi suất kỳ hạn 10 năm đã giảm còn 2,834% trong phiên 20/4.

Kết thúc phiên 20/4, chỉ số Dow Jones tăng 249,59 điểm (+0,71%), lên 345.160,79 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,76 điểm (-0,06%), xuống 4.459,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 166,59 điểm (-1,22%), xuống 13.453,06 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần, nhờ nhóm cổ phiếu chip và đồng yên yếu đi.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,23% lên 27.553,06 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 5/4. Chỉ số Topix tăng 0,67% lên 1.928,00 điểm.

Đồng USD tăng 0,34% lên 128,305 yên/USD, sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong hai thập kỷ là 129,43 yên/USD vào thứ Tư đã hỗ trợ nhóm cổ phiếu xuất khẩu, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản can thiệp vào thị trường trái phiếu lần thứ ba trong ba tháng để bảo vệ mục tiêu lợi suất 0%.

Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị chế tạo chip Tokyo Electron tăng 3,54% và là mức tăng lớn nhất đối với Nikkei 225 và Topix, sau khi công ty cùng ngành là ASML Holding NV thông báo lợi nhuận vượt dự báo của thị trường.

Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 5 tuần, do phong tỏa tại nhiều nơi kéo dài và thiếu hỗ trợ chính sách đầy đủ khiến các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 2,26% xuống 3.079,81 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ năm liên tiếp. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,84% xuống 3.995,83 điểm.

Niềm tin đang giảm dần khi cả hai chỉ số đã xóa bỏ gần như tất cả các mức tăng đạt được sau khi Phó Thủ tướng Liu He cam kết hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính vào ngày 16/3.

"Họ đã từ chối cắt giảm lãi suất tài trợ trung hạn, họ đã từ chối cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản và tất cả những gì họ làm là cố gắng thực hiện các biện pháp kích thích đơn lẻ", Jeffrey Halley, một nhà phân tích cấp cao tại công ty môi giới OANDA nhận định.

Các nhà phân tích của Nomura cho biết họ đang cắt giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc quý II từ mức 3,4% xuống 1,8%, khi số lượng thành phố bị đóng cửa toàn bộ và một phần, và các dấu hiệu rằng Bắc Kinh khó có thể sớm kết thúc chiến lược Zero Covid.

Các nhà quản lý quỹ toàn cầu cũng cho biết các vụ đóng cửa tại các thành phố lớn bao gồm Thượng Hải đã trở thành rủi ro chính đối với nền kinh tế và thị trường Trung Quốc.

Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, CNOOC đã tăng tới 44% trong lần ra mắt tại Thượng Hải, khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn ở gã khổng lồ dầu mỏ trong bối cảnh giá năng lượng cao ngất ngưởng và lạm phát gia tăng.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ và bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,25% xuống 20.682,22 điểm, mức thấp nhất trong một tháng. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,92% xuống 6.962,20 điểm.

Phiên này, cơ các gã khổng lồ công nghệ tại Hồng Kông giảm 3,5% và các nhà phát triển bất động sản Đại lục giảm 2,1% đã gây lực cản lớn nhất với thị trường.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, nhờ lực mua mạnh từ các nhà đầu tư tổ chức khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh bắt đầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 9,52 điểm, tương đương 0,35% lên 2.728,21 điểm.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2022 từ các công ty lớn trong những ngày tới, trong đó có Samsung Electronics và nhà sản xuất ô tô Hyundai Motor.

Kết thúc phiên 21/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 335,21 điểm (+1,23%), lên 27.553,06 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 71,24 điểm (-2,26%), xuống 3.079,81 điểm. Chỉ số Hang Seng-Index tại Hồng Kông giảm 262,45 điểm (-1,25%), xuống 21.682,22 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 9,52 điểm (+0,35%), lên 2.728,21 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiền nhàn rỗi chạy về ngân hàng khi chứng khoán điều chỉnh

Áp lực bán trên thị trường chứng khoán gần đây khi có nhiều thông tin bất lợi khiến VN-Index giảm về dưới ngưỡng hỗ trợ 1.400 điểm, trong khi lãi suất tiền gửi tăng đã thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trở lại ngân hàng..>> Chi tiết

- Thị trường trái phiếu sẽ “chất” hơn

Quy định liên quan đến phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn nhằm hạn chế rủi ro..>> Chi tiết

- Những doanh nghiệp lên kế hoạch đi lùi

Dù nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hồi phục, song có không ít doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận thấp hơn năm ngoái..>> Chi tiết

- Thủ tướng chỉ đạo thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm hoạt động thị trường tài chính

Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện ngay các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ..>> Chi tiết

- IMF: Các chính phủ phải bảo vệ những người dễ bị tổn thương và ngăn chặn tình trạng bất ổn

Hôm thứ Tư (20/4), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các chính phủ phải nhắm mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương do giá năng lượng và lương thực tăng cao..>> Chi tiết

Tin bài liên quan