Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 31/8 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 65,85 – 66,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 13,3 USD xuống mức 1.723,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giảm tiếp và về gần 1.710 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 109,15 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.219 đồng/USD, giảm 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.320 – 23.600 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 19.800 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp nảy lên trên ngưỡng 20.200 USD/BTC và giằng co quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,43 USD (-2,65%), xuống 89,21 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 3,13 USD (-3,15%), xuống 96,18 USD/thùng.
VN-Index nhích nhẹ lên trên 1.280 điểm
Trong phiên cuối cùng của tháng 8 và cũng là phiên trước khi thị trường bước vào kỳ nghỉ lễ, dường như nhiều nhà đầu tư đã đóng tài khoản đi nghỉ nên giao dịch thị trường diễn ra chậm, VN-Index chủ yếu giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa tăng nhẹ.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,86 triệu đơn vị, với tổng giá trị là bán ròng 194,22 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/8: VN-Index tăng nhẹ 1,12 điểm (+0,09%), lên 1.280,51 điểm; HNX-Index giảm 1,93 điểm (-0,66%), xuống 291,92 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,06%), lên 92,44 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên ngày thứ Ba (30/8), khi khi dữ liệu việc làm tăng làm dấy lên lo ngại Fed sẽ có thêm lý do để duy trì lộ trình tăng lãi suất.
Nhu cầu lao động tại Mỹ không có dấu hiệu hạ nhiệt khi số lượng việc làm đang tuyển dụng tăng lên 11,239 triệu trong tháng 7 và tháng trước đó đã được điều chỉnh cao hơn.
Một báo cáo khác cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8 sau ba tháng giảm liên tiếp.
Phiên này, tất cả 11 phân ngành của S &P 500 đều đóng cửa giảm, với nhóm dầu khí giảm sâu 3,4% do giá dầu thô đi xuống, trong khi tài chính là lĩnh vực chịu thiệt hại ít nhất với mức giảm 0,42%.
Kết thúc phiên 30/8, chỉ số Dow Jones giảm 308,12 điểm (-0,96%), xuống 31.790,87 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 44,45 điểm (-1,10%), xuống 3.986,16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 134,53 điểm (-1,12%), xuống 12.883,14 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do tổn thất của các công ty công nghệ và năng lượng, cũng như ảnh hưởng của phiên đêm qua trên phố Wall.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,55% xuống 28.039,91 điểm. Chỉ số Topix mất 0,51% xuống 1.958,41 điểm.
Trong tháng 8, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,93%, trong khi Topix tăng 1,18%.
Dữ liệu cho thấy sản lượng của các nhà máy Nhật Bản đã tăng tháng thứ hai liên tiếp khi kết thúc tháng 7, được hỗ trợ bởi khi sản xuất xe được cải thiện, đánh dấu một khởi đầu tích cực cho quý thứ 3 trong năm đối với các nhà sản xuất và hoạt động kinh tế.
Đáng chú ý khác là các cổ phiếu liên quan đến năng lượng giảm mạnh, sau khi giá dầu để mất tới hơn 5% trong phiên hôm qua.
Theo đó, cổ phiếu Explorer Inpex giảm 3,55% và là mã giảm mạnh nhất trên Nikkei 225, theo sau là công ty lọc dầu Eneos Holdings, giảm 3,09%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi một số thành phố lớn thắt chặt thêm các hạn chế đi lại để chống dịch Covid-19, trong khi tâm lý thị trường cũng bị giảm sút sau khi dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất vẫn trong xu hướng giảm kéo dài trong tháng 8.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,78% xuống 3.202,14 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng nhẹ 0,07% lên 4.078,84 điểm và giảm 2,2% trong tháng 8.
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên 49,4 điểm vào tháng 8 từ 49 điểm vào tháng 7, nhưng vẫn trong phạm vi co hẹp (dưới 50 điểm), do bùng phát Covid-19 và đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, cũng như lĩnh vực bất động sản bị tắc nghẽn đang đè nặng lên sản xuất.
Thành phố Quảng Châu theo chân Thâm Quyến của Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp phong tỏa mới ở nhiều khu vực, trong khi một số thành phố lớn khác cũng thắt chặt các hạn chế trong tuần này.
Phiên này, cổ phiếu năng lượng mới giảm 4,3% dẫn đầu đà giảm, với các công ty năng lượng mới và công ty quang điện lần lượt giảm 3,5% và 6,2%.
Đáng chú ý là cổ phiếu của BYD - công ty sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, giảm hơn 7% tại Hồng Kông và Thâm Quyến, sau khi Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã bán bớt bớt cổ phần sở hữu trong BYD.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu than đã tỏa sáng trong tháng với mức tăng gần 10%, khi các nhà đầu tư đặt cược sự cấp bách để phục hồi tăng trưởng kinh tế sẽ vượt qua những lo ngại về ô nhiễm môi trường.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, khi nhóm cổ phiếu công nghệ hồi phục về cuối phiên.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,03% lên 19.954,39 điểm và giảm 1% trong tháng 8. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,36% lên 6.865,12 điểm.
Cổ phiếu của Alibaba đã giảm khoảng 1%, nhưng chỉ số theo dõi ngành công nghệ chung đã tăng khoảng 1% sau khi mở cửa giảm 2,5%.
Các cơ quan quản lý Mỹ đã chọn Alibaba và JD.com trong số các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ để kiểm tra kiểm toán bắt đầu từ tháng tới, các nguồn tin nói với Reuters.
Chứng khoán Hàn Quốc đã đảo chiều tăng, nhờ nhóm cổ phiếu chip lớn và lực mua mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 21,12 điểm, tương đương 0,86% lên 2.472,05 điểm. Trong tháng 8, chỉ số này tăng 0,84%.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics tăng 1,53%, SK Hynix tăng 2,15% và hãng sản xuất pin LG Energy Solution giảm 0,64%.
Đáng chú ý khác là các cổ phiếu hãng hàng không tăng vọt, với Korean Air Lines và Asiana Airlines lần lượt tăng 2,87% và 3,39% khi Hàn Quốc chấm dứt yêu cầu test Covid-19 đối với khách du lịch trong nước.
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng số cổ phiếu trị giá 208,7 tỷ won (155,78 triệu USD) trên bảng chính. Trong tháng 8, họ đã mua ròng 3,11 nghìn tỷ won, mức mua lớn nhất kể từ tháng 12/2021.
Kết thúc phiên 31/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 104,05 điểm (-0,37%), xuống 28.091,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,08 điểm (-0,78%), xuống 3.202,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 5,36 điểm (+0,03%), lên 19.954,39 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 21,12 điểm (+0,86%), lên 2.472,05 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- 8 tháng đầu năm tín dụng trên địa bàn TP.HCM ước tăng 11%
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, tín dụng 8 tháng trên địa bàn đạt khoảng trên 3,1 triệu tỷ đồng, tăng 11% (số liệu dự ước) so với đầu năm nay..>> Chi tiết
- VNDirect: Cơ hội giải ngân tốt sẽ xuất hiện, một số mã tiềm năng trong tháng 9
CTCP Chứng khoán VNDirect vừa đưa ra báo cáo chiến lược thị trường tháng 9/2022 và dự báo thị trường có thể sẽ có đợt điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 9..>> Chi tiết
- Cuộc đua công ty chứng khoán tăng nhiệt
Quy mô vốn của khối công ty chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm qua. Trong bối cảnh thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh hiện nay, nguồn lực này có phần dư thừa, cuộc đua thu hút khách hàng càng tăng nhiệt..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán: Cơ hội nửa đầu tháng 9
Đợt hồi phục của thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ kéo dài sang tháng 9/2022, tập trung vào nửa đầu tháng..>> Chi tiết
- Các công ty khai thác toàn cầu lạc quan về kích thích của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu thép và quặng sắt
Các nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất của Trung Quốc đang lạc quan về kế hoạch của Bắc Kinh trong việc đưa ra các chính sách và biện pháp kích thích để thúc đẩy ngành thép khi nước này phải đối mặt với những khó khăn kinh tế và ngành bất động sản đang gặp khó khăn..>> Chi tiết