Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á 'rực lửa đỏ'

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á 'rực lửa đỏ'

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) VN-Index may mắn thoát hiểm; Giảm thanh toán tiền mặt, cần thêm sự phối hợp; Xuất khẩu dệt may 10 tháng ước đạt gần 25 tỷ USD; Các ngân hàng trung ương lần đầu tiên bán vàng sau một thập kỷ; Giá dầu ở mức thấp nhất 5 tháng do làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại; Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.  

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 30/10 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại mức 55,85 – 56,37 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9,2 USD xuống 1.867,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ đi ngang quanh mức trên cho đến cuối giờ chiều.

Giá vàng tương lai giao tháng 11 trên sàn Comex New York tăng 1,4 USD lên 1.867 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,05% xuống 93,91 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.201 đồng, tăng 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,13 USD (-0,36%), xuống 36,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,09 USD (-0,24%), xuống 37,56 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thoát một phiên giảm điểm

Trong phiên sáng, VN-Index có thời điểm vượt qua mốc 925 điểm, nhưng trước áp lực bán gia tăng đã khiến chỉ số lùi về 920 điểm.

Bước vào phiên chiều, VN-Index liên tục xuyên thủng đáy trong ngày, nhưng thêm một nhịp tăng mạnh trong những phút cuối đã kéo chỉ số trở lại mức điểm 925 khi đóng cửa.

Cổ phiếu VIC là trụ đỡ mạnh nhất khi + 5,76%. Ngoài ra, PLX +1,66%, VPB +1,29%, MWG +2,35%, HDB + 2,54%, FPT +1,18%.

Trong các mã vừa và nhỏ, TTF có biên độ dao động rất rộng, từ mức trần 7.160 đồng đến mức sàn 6.240 đồng, trước khi đóng cửa giảm 4,33% xuống 6.410 đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 16,06 triệu đơn vị., với tổng giá trị bán ròng hơn 564 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 30/10: VN-Index tăng 6,39 điểm (+0,70%), lên 925,47 điểm; HNX-Index tăng 0,97 điểm (+0,73%), lên 135,34 điểm; UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,18%), lên 62,85 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall phục hồi trong phiên ngày thứ Năm (20/10), chủ yếu nhờ nhóm các công ty công nghệ lớn báo cáo kết quả hoạt động quý III/2020 lạc quan.

Doanh thu quý vừa qua của Amazon vượt qua dự báo của Phố Wall với 96,15 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm trước.

Alphabet cũng báo cáo doanh thu trong quý vừa qua tăng 14%, từ 40,5 tỷ USD cách đây một năm lên 46,17 tỷ USD.

Kết thúc phiên 29/10, chỉ số Dow Jones tăng 139,16 điểm (+0,52%), lên 26.659,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 39,08 điểm (+1,19%), lên 3.310,11 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 180,73 điểm (+1,64%), lên 11.185,59 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do sự phân hóa bởi kết quả kinh doanh quý vừa qua của các doanh nghiệp niêm yết.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,52% xuống 22,977,13 điểm. Chỉ số này đã giảm 2,3% trong tuần, mức giảm một tuần lớn nhất kể từ ngày 31/7.

Chỉ số Topix giảm 1,96% ở mức 1.579,33 điểm và mất 2,83% trong tuần.

Các nhà phân tích cho biết, rủi ro ngày càng tăng về một kết quả bất phân thắng bại tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và sự sụt giảm mạnh của hợp đồng tương lai phố Wall hôm nay trong phiên giao dịch châu Á cũng khiến các nhà đầu tư giảm vị thế mua.

Nhóm các cổ phiếu Kyocera Corp giảm 9,95%, Oki Electric Industry Co Ltd giảm 7,03% và Mitsui & Co Ltd giảm 6,32%, sau khi cả 3 công kết quả kinh doanh quý III vừa qua đáng thất vọng.

Ngược lại, Advantest Corp tăng 9,24%, Seiko Epson Corp tăng 6,83% và Panasonic Corp tăng 4,94% với kết quả kinh doanh ghi nhận sự tăng trưởng.

Chứng khoán Trung Quốc giảm do chịu ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu thực phẩm, đồ uống.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,47% xuống 3.224,53 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,63% xuống 4.695,33 điểm. Trong tháng 10, CSI300 tăng 2,4%, còn SSEC nhích 0,2%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành thực phẩm là tác nhân chính kéo lùi thị trường khi mất 3,8% với bellwether Yili giảm hết biên độ, mất 10%.

Hôm nay, Trung Quốc đã công bố kế hoạch kinh tế 5 năm giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu phát triển đề ra có kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" nhằm thống trị các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao chủ chốt, và "Các tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" về công nghệ hàng đầu.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo chân các thị trường khác trong khu vực, trước những lo lắng về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần tới và triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu lung lay.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,95% xuống 24.107,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,96% xuống 9.760,24 điểm.

Trong tháng 10, HSI tăng 2,8%, còn HSCE tăng 3,9%.

Dẫn đầu mức tăng trong tháng 10 là chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT, khi vọt 6,2%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm khá mạnh, khi tâm lý thị trường bị đè nặng bởi những bất ổn về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới và tình trạng nhiễm Covid-19 gia tăng trên toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 2,56% xuống 2.267,15 điểm. Chỉ số này giảm 3,97% trong tuần và giảm 2,61% trong tháng, mức giảm hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 3.

Hôm nay, các gã khổng lồ chip như Samsung Electronics và SK Hynix mỗi hãng giảm ít nhất 2%, trong khi Hyundai Motor và LG Chem lần lượt giảm 3,24% và 6,14%.

Kết thúc phiên 30/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 354,81 điểm (-1,52%), xuống 22.977,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 48,19 điểm (-1,47%), xuống 3.224,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 479,18 điểm (-1,95%), xuống 24.107,42 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 59,52 điểm (-2,56%), xuống 2.267,15 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Giảm thanh toán tiền mặt, cần thêm sự phối hợp

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành xu hướng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm định hướng, chỉ đạo ban hành các cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy hoạt động này..>> Chi tiết

- Xuất khẩu dệt may 10 tháng ước đạt gần 25 tỷ USD, đích đến 42 tỷ USD còn rất xa

Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 10 tháng ước đạt 24,76 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 13,38 tỷ USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ..>> Chi tiết

- Các ngân hàng trung ương lần đầu tiên bán vàng sau một thập kỷ

Một số ngân hàng trung ương lần đầu tiên bán vàng kể từ năm 2010 khi một số quốc gia sản xuất đã khai thác vàng ở mức giá gần kỷ lục để giảm bớt đòn giáng từ đại dịch Covid-19..>> Chi tiết

- Giá dầu ở mức thấp nhất 5 tháng do làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại

Giá dầu tương lai đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng khi số ca nhiễm Covid-19 tăng trưởng kỷ lục ở Mỹ và châu Âu làm dấy lên lo ngại về nhu cầu bị tiêu hủy nhiều hơn do các biện pháp phong tỏa trở lại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan