Lực đỡ từ nhóm cổ phiếu lớn, nhất là nhóm dầu khí giúp VN-Index tiếp tục tăng mạnh trong sáng nay, chính thức chinh phục ngưỡng 850 điểm.
Trong phiên chiều, VN-Index có ý định vượt qua ngưỡng 855 điểm khi tiến sát ngưỡng này. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã ồ ạt được tung ra, đẩy VN-Index lao xuống dưới tham chiếu.
May mắn trong ít phút cuối, VN-Index đã kịp hồi phục để đóng cửa trong sắc xanh, chính thức chinh phục được ngưỡng 850 điểm.
Điểm nhấn hôm nay tiếp tục là VRE với giao dịch gần 415 triệu cổ phiếu được sang tay trong phiên thỏa thuận, giá trị 16.861 tỷ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua 396,6 triệu cổ phiếu VRE và bán 260,4 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, VIC có phiên giao dịch tích cực, tăng 2,5% và khớp 1,645 triệu đơn vị. Ngoài VIC, góp phần nâng đỡ VN-Index còn có CTG, ROS và PLX.
Ở nhóm bluechips, các mã PVD, MBB, SBT, CII, BVH, GMD, BMP… cũng tăng điểm, PVD giao dịch ấn tượng nhất với 8,7 triệu đơn vị được sang tên.
Tuy nhiên, GAS bất ngờ quay đầu giảm giá, cùng với VCB, SAB, VNM, MSN và nhiều bluechips khác như SSI, NVL, FPT, KDC, MWG… đồng loạt giảm điểm, tạo sức cản lớn lên VN-Index.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, nhiều mã đã quay đầu giảm trước áp lực chốt lời gia tăng như FLC, HAI, OGC, DXG…
Sau 2 phiên trần liên tiếp, HBC giảm trở lại 1,9% và khớp 2,34 triệu đơn vị.
Các mã HQC, IDI, LDG, HAG, DLG… vẫn giữ được sắc xanh.
HTT, FIT, PXS, HVG, QCG, LHG, ELC, TNT… cũng giữ được sắc tím. Trong đó, HTT khớp lệnh đột biến, đạt 3,88 triệu đơn vị.
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 141,14 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 5.706,92 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 156.739 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,54 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,33 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 30,71 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/11: VN-Index tăng 1,24 điểm (+0,15%), lên 850,33 điểm; HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,25%), về 104,83 điểm; UPCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,27%), về 53,16 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 21.211 tỷ đồng.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi giới đầu tư kỳ vọng vào kế hoạch cắt giảm thuế của đảng Cộng hòa, cùng với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng và công nghệ.
Tuy nhiên, đà tăng bị hãm đi rất nhiều do tác động trái chiều từ một số cổ phiếu lớn khác, nhất là đà lao dốc của cổ phiếu Sprint và T-Mobile sau thông tin hoãn đàm phán sáp nhập.
Dù chỉ tăng nhẹ (ngoại từ Nasdaq), nhưng cả 3 chỉ số chính của phố Wall cũng thiết lập đỉnh cao lịch sử mới trong phiên đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 6/11, chỉ số Dow Jones tăng 9,23 điểm (+0,04%), lên 23.548,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,29 điểm (+0,13%), lên 2.591,13 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 22 điểm (+0,33%), lên 6.786,44 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã tăng tới mức cao gần 26 năm.
Chỉ số Nikkei mở cửa giảm điểm nhưng sau đó vọt lên và đóng cửa tăng 1,9% lên 22.937,60 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 1/1992.
"Chúng tôi có xu hướng so sánh sức mạnh của thị trường hiện tại so với năm 1992. Nhưng sự tăng điểm hiện tại của các cổ phiếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận thực và khác với 26 năm trước khi các công ty gặp khó khăn khi bong bóng bất động bị vỡ", Takashi Ito, nhà chiến lược tại Nomura Securities cho biết.
Các nhà phân tích của Nomura hồi tháng 9 đã dự đoán rằng các công ty Nhật Bản sẽ báo cáo lợi nhuận trước thuế của họ tăng 16,3% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018. Các dự báo này đã được nâng lên mức tăng 17%, Ito cho biết.
Theo Japan Exchange Group, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua tổng cộng khoảng 4,4 nghìn tỷ yên (39 tỷ USD) trong các cổ phiếu và tương lai của Nhật Bản trong 6 tuần qua.
Các nhà kinh doanh cho biết các nhà sản xuất thiết bị tự động hóa nhà máy như Fanuc Corp và Keyence Corp đã có những kỳ vọng về thu nhập mạnh mẽ, tăng lần lượt 3,1% và 4%.
Inpex Corp tăng 3,7% và Công ty thăm dò dầu khí Nhật Bản tăng 6% do giá dầu tiếp tục tăng.
Mitsubishi Estate Co đã tăng 3,9% sau khi công ty nâng cao mức lợi nhuận ròng của mình lên 112 tỷ yên từ 108 tỷ yên, qua đó đẩy cổ phiếu bất động sản khác, với Mitsui Fudosan tăng 2,2%.
Các công ty môi giới cũng đăng tốt với Nomura Holdings tăng 3,6% và Daiwa Securities tăng 1,8%.
Chỉ số Bluechips của Chứng khoán Trung Quốc đóng cửa ở mức cao trong 2 năm nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng và công ty năng lượng.
Chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,9%, lên 4.054,25 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2015, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa tăng 0,7% lên 3.413,57 điểm.
Trong báo cáo chiến lược hàng năm, China International Capital Corp dự báo nhóm cổ phiếu nhóm A-Share sẽ tăng mạnh trong năm 2018. (A-Share là nhóm cổ phiếu niêm yết trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. A-share chủ yếu dành cho nhà đầu tư Trung Quốc trong nước. Rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua nhóm này).
Hoạt động của ngành diễn biến trái chiều trong phiên hôm nay.
Ping An Bank đã tăng 5,7% lên mức cao nhất trong 28 tháng, dẫn đầu ngành ngân hàng.
Các công ty năng lượng cũng đạt được những thành công ngoạn mục với chỉ số theo dõi tăng 1,9% do giá dầu tăng cao.
Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm và tiêu dùng suy yếu, khi các nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng giá gần đây.
Cổ phiếu của hãng sản xuất thang máy SJEC Corp, công ty niêm yết của Qihoo 360, đã tăng 10% lên mức cao nhất trong 6 tháng khi giao dịch bắt đầu trở lại sau khi bị tạm dừng lại trong 5 tháng.
Chứng khoán Hồng Kông đã chạm mức cao nhất trong một thập kỷ qua, do sự lạc quan trên phố Wall đêm qua đã gây ảnh hưởng tích cực lên thị trường.
Chỉ số Hang Seng tăng 1,4%, lên mức 28.994,34 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 12/2007. Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc tăng 1,1%, lên 11.645,53 điểm.
Hầu hết các ngành đều tăng điểm, trong đó chỉ số theo dõi cổ phiếu năng lượng đã tăng 2% do giá dầu tăng cao.
Ngành công nghệ thông tin tăng hơn 3%, dẫn đầu bởi công ty công nghệ khổng lồ Tencent của Trung Quốc khi có phiên thứ 5 liên tiếp tăng, cộng thêm 3,71%.
Kết thúc phiên 7/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 389,25 điểm (+1,73%), lên 22.937,60 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 397,54 điểm (+1,39%), lên 28.994,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 25,40 điểm (+0,75%), lên 3.413,57 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,43 - 36,65 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.466 đồng/USD, giảm 3 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhận diện và lường đón những rủi ro từ fintech Việt
Xu thế phát triển của các công ty fintech là điều không thể cưỡng, nhưng những rủi ro có thể đi kèm cần được nhận diện và lường đón..>> Chi tiết
- Thách thức về đích 2017 của doanh nghiệp ngành săm lốp
Kết quả kinh doanh theo quý của khối doanh nghiệp săm lốp đang giảm dần, khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2017 là rất khó khăn. Các doanh nghiệp có giải pháp gì để ứng phó với những khó khăn được dự báo trước?..>> Chi tiết
- Nhà đầu tư chiến lược, không chỉ cần có tiền
Tại bản dự thảo nghị định mới nhất thay thế Nghị định 59/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần mà Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét ban hành có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành.
Báo Đầu tư Chứng khoán đã trao đổi với ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính về những điểm mới này..>> Chi tiết
- Sổ cổ đông: Ai có quyền “mở sổ”?
Một trong những điểm mới của Thông tư 95/2017/TT-BTC có hiệu lực từ 6/11/2017 là quy định về những chủ thể có quyền kiểm tra sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Đây là điểm khá nhạy cảm, nhất là nếu doanh nghiệp (DN) đang ở trong tình trạng có các chủ thể muốn mua thâu tóm cổ phiếu..>> Chi tiết
- Những tỷ phú nào sẽ tới APEC
Bốn tỷ phú và hàng loạt lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới khác sẽ tham dự nhiều hoạt động tại APEC năm nay..>> Chi tiết
- Broadcom muốn thâu tóm Qualcomm với hợp đồng khổng lồ trị giá 130 tỷ USD
Theo Reuters, ngày 6/11, hãng sản xuất chip Broadcom Ltd đã đưa ra gói thầu trị giá 103 tỷ USD để thâu tóm hãng Qualcomm Inc, tiến thêm một bước tiến trong cuộc chiến cạnh tranh nhằm tiếp quản một trong những công ty sản xuất chip thiết bị di động hàng đầu thế giới..>> Chi tiết