Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Chưa tìm thấy đáy

(ĐTCK) VN-Index lại mất hơn 22 điểm; Hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang phân hóa; Ai được lợi khi thị trường phản ứng quá đà?; Nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng vào doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ; Vượt qua thách thức thuế và tài chính doanh nghiệp, cách nào?; Chứng khoán thế giới phản ứng tiêu cực khi Mỹ quyết định hủy cuộc gặp cấp cao với Triều Tiên; NYSE có nữ chủ tịch đầu tiên sau 226 năm...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index lại giảm mạnh

Trong phiên sáng, thị trường giằng co nhẹ do cả bên mua và bên bán thận trọng, nhờ đó VN-Index không giảm quá sâu nhờ sự hỗ trợ của cặp đôi VHM-VIC.

Sang đến phiên chiều, với sự hỗ trợ của cặp đôi này, VN-Index nỗ lực hồi phục và về sát mức tham chiếu.

 Tuy nhiên, chưa kịp chớm sắc xanh, lực cầu đã ồ ạt tung vào, đẩy VN-Index lao dốc không phanh xuyên thủng mốc 965 điểm, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ còn cặp đôi VIC-VHM duy trì đà tăng, còn lại đều giảm mạnh.

Cụ thể, VHM tăng 2,62%, lên 117.500 đồng, VIC tăng 2,79%, lên 107.000 đồng. Trong khi đó, người anh em còn lại là VRE lại giảm mạnh 6,19% xuống 40.900 đồng.

Còn lại, VNM giảm 1,19%, xuống 166.000 đồng, GAS giảm sàn xuống 105.300 đồng, VCB giảm 6,19% xuống 50.000 đồng với 2,7 triệu đơn vị, SAB giảm 3,62%, xuống 234.000 đồng, CTG giảm 4,39% xuống 26.150 đồng, BID giảm 6,58%, xuống 27.700 đồng, MSN giảm 1,18%, xuống 83.500 đồng, HPG giảm 0,57%, xuống 52.100 đồng.

Ngoài ra, VJC giảm sàn xuống 159.500 đồng, PVD giảm sàn xuống 13.950 đồng, SBT giảm sàn xuống 15.300 đồng.

Các mã bluechip giảm mạnh còn phải kể đến PLX giảm 5,56% xuống 59.500 đồng, VPB giảm 5,44% xuống 41.700 đồng, MBB giảm 3,59% xuống 28.200 đồng, MWG giảm 3,25% xuống 110.000 đồng, ROS giảm 5,99% xuống 61.200 đồng…

Trong khi đó, ngoài VIC và VHM, sắc xanh chỉ còn le lói ở một ít mã lớn khác là NVL, AAA, CII, KDC.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 15,28 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 521,51 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 252.271 đơn vị, với tông giá trị tương ứng 14,68 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 1,78 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 27,81 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 25/5: VN-Index giảm 22,02 điểm (-2,23%), xuống 963,9 điểm; HNX-Index giảm 2,58 điểm (-2,21%), xuống 114,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,75 điểm (-1,38%), xuống 53,13 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5,629 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên hồi phục hôm thứ Tư sau khi biên bản cuộc họp của Fed được công bố cho thấy, nhiều nhà hoạch định chính sách của Fed cho rằng, không quá lo lắng về tình trạng nóng của thị trường lao động nên khả năng không đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong năm nay, phố Wall đã đảo chiều giảm trở lại.

Phố Wall giảm trở lại khi giới đầu tư giật mình sợ hãi sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hủy cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un vào ngày 12/6 tới đây và cho biết, quân đội Mỹ đã sẵn sàng nếu Triều Tiên có thái độ thù địch.

Bên cạnh đó, phố Wall còn chịu tác động tiêu cực từ việc ông Trump lệnh cho Bộ Thương mại Mỹ điều tra xem xe ô tô và xe tải nhập khẩu có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hay không.

Cùng với đó, việc giá dầu thô điều chỉnh mạnh khiến nhóm cổ phiếu năng lượng lao theo cũng ảnh hưởng tiêu cực tới phố Wall.

Các chỉ số chính của phố Wall có lúc rơi mạnh hơn 1%, sau đó đà giảm được hãm bớt nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu Netflix và General Electric.

Trong đó, Netflix tăng 1,3%, đưa mức vốn hóa của công ty này đạt 153 tỷ USD, vượt qua Walt Disney trở thành công ty giải trí có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Kết thúc phiên 24/5, chỉ số Dow Jones giảm 75,05 điểm (-0,30%), xuống 24.811,76 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,53 điểm (-0,20%), xuống 2.727,76 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 1,53 điểm (-0,02%), xuống 7.424,43 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giằng co và chỉ tăng nhẹ về cuối phiên, nhờ các cổ phiếu vốn hóa lớn như Tokyo Electron và Fast Retailing.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,1% lên 22.450,79 điểm. Trong tuần, chỉ số này mất 2,1%, mức giảm hàng tuần đầu tiên trong 9 tuần qua. Topix giảm 0,2% xuống 1.771,70 điểm.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn phân hóa với Tokyo Electron tăng 1,7%, Fast Retailing tăng 0,9%, trong khi các nhà sản xuất ô tô lớn tiếp tục bị đẩy lui với Toyota Motor Corp giảm 1,3% và Subaru Corp giảm 1,1%.

Giá dầu thô giảm đã khiến các cổ phiếu năng lượng đi xuống với Inpex Corp giảm 2,8% và Japan Petroleum Exploration Co giảm 4,8%.

Trong khi đó, nhà sản xuất thiết bị phòng thủ quân sự Ishikawa Seisakusho tăng 5,5%, Howa Machinery tăng 3,2% và nhà sản xuất thiết bị bảo vệ sức khỏe Shigematsu Works tăng 2%.

Nguyên nhân do ông Donald Trump quả quyết có thể hành động quân sự đối với Triền Tiên, sau khi hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nước này.

Nhóm cổ phiếu có tính bền vững cao như đường sắt và thực phẩm, vốn ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro toàn cầu đã tìm thấy dòng tiền với  East Japan Railway tăng 1,1%, Ajinomoto Co tăng 0,7%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, và có tuần giảm mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua, sau khi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc ông Donald Trump hủy bỏ cuộc họp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong tháng 6 tới.

Đóng cửa, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4% xuống 3.141,30 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,3% xuống 3.816,50 điểm.

Trong tuần, SSEC giảm 1,6%, còn CSI300 giảm 2,2%, mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng Tư.

Những lo ngại mới của nhà đầu tư về cuộc chiến thương mại tiếp diễn sau khi Mỹ ra tuyên bố mở một cuộc điều tra về an ninh quốc gia đối với việc nhập khẩu ô tô và xe tải.

Điều này có thể dẫn đến mức thuế tăng mới đánh vào nhôm nhập khẩu trong tháng Ba vừa qua.

Phiên hôm nay, hầu hết các ngành đều mất điểm, nhưng nhóm các cổ phiếu phòng thủ như tiêu dùng và y tế tăng vọt do dòng tiền tìm kiếm sự trú ẩn.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất là Nanjing Inform Storage Equipment Group Co Ltd  tăng 10,03%; Guangdong Champion Asia Electronics Co Ltd tăng 10,01% và Suzhou Douson Drilling & Production Equipment Ltd tăng 10,01%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Chengtun Mining Group Co Ltd giảm 8,82%; TVZone Media Co Ltd giảm 7,33% và Chahua Modern Housewares Co Ltd giảm 6,96%.

Chứng khoán Hồng Kông mất điểm cũng với tâm lý đè nặng sau ông Donald Trump hủy bỏ cuộc họp trong tháng 6 tới với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,6%, xuốn 30.588,04 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,9%, xuống 12.047,75 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,9% ngành CNTT giảm 0,74%, tài chính giảm 0,3% và bất động sản giảm 0,17%.

Cổ phiếu tăng cao nhất sàn là Lenovo Group Ltd tăng 6,91%, trong khi mất điểm nhiều nhất là CNOOC Ltd giảm 3,53%.

Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất gồm CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 6,81%, ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd tăng 1,78% và China Citic Bank Corp Ltd tăng 1,58%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm CNOOC Ltd, giảm 3,53%, PetroChina Co Ltd, giảm 3%, và Guangzhou Automobile Group Co Ltd, giảm 2,6%.

Kết thúc phiên 25/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 13,78 điểm (+0,06%), xuống 22.450,79 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tgiảm 172,37  điểm (-0,56%), xuống 30.588,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 13,35 điểm (-0,42%), xuống 3.141,30 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.815 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng từ 50.000 đồng đến 60.000/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,60 - 36,77 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.589 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.745 - 22.815 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng đang phân hóa

Kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản duy trì diễn biến tích cực... là những điều kiện không thể tốt hơn để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có hoạt động tín dụng tăng trưởng như mong muốn..>> Chi tiết

Ai được lợi khi thị trường phản ứng quá đà?

Trong hơn một tháng qua, mọi nỗ lực hồi phục của thị trường bao gồm cả phục hồi kỹ thuật đều bị “bẻ gẫy” nhanh chóng..>> Chi tiết

Nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng vào doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ

Bên cạnh những tên tuổi lớn luôn đứng đầu trong danh mục tìm kiếm của nhà đầu tư, có rất nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng khác vào những doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ, hay chưa thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu IPO..>> Chi tiết

Vượt qua thách thức thuế và tài chính doanh nghiệp, cách nào?

Thực tế, nhiều DN coi thuế là 1 loại chi phí, nên DN thường ứng xử bằng cách có 2 sổ sách kế toán. Một loại sổ phục vụ cho công tác ghi nhận, điều hành nội bộ. Một sổ phục vụ cho mục tiêu đối phó với cơ quan thuế..>> Chi tiết

Lạc quan, nhưng vẫn cẩn trọng trong điều hành kinh tế 2018

Ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kinh tế - xã hội của Chính phủ cho thấy, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch cao hơn so với báo cáo trước đó..>> Chi tiết

NYSE có nữ chủ tịch đầu tiên sau 226 năm

sau 226 năm, lần đầu tiên một phụ nữ sẽ trở thành người lãnh đạo NYSE – sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan