Thị trường tài chính 24h: Chờ “sóng” kết quả bán niên

Thị trường tài chính 24h: Chờ “sóng” kết quả bán niên

(ĐTCK) VN-Index lên trên 975 điểm; Lợi nhuận mảng cốt lõi của ngân hàng co hẹp; Chứng quyền ngày T+3: Cảnh báo các mã tăng quá cao; Soi nhóm ngành “sáng” từ báo cáo bán niên; “Điểm mặt” hàng nóng SCIC sẽ bán; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng; Trung Quốc sớm mở room hoàn toàn khối công ty chứng khoán...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng nhẹ

Thị trường rung lắc mạnh do áp lực bán gia tăng trong phiên sáng, VN-Index liên tục lên xuống quanh tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ số may mắn lấy lại sắc xanh nhờ một số cổ phiếu bluechip, với tâm điểm VRE.

Những nhịp rung lắc và liên tục đổi sắc trong phiên chiều, và phải đợi tới khớp ATC, chỉ số mới thẳng tiến và leo lên ngưỡng 975 điểm.

Sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu VIN là trụ đỡ chính dẫn dắt thị trường với VIC +0,2% VHM + 1,2%, VRE + 2,9%.

Bên cạnh đó, VNM đã lấy lại được mốc tham chiếu, VCB hồi nhẹ, cùng sắc xanh ở các mã GAS, NVL, SAB, BVH, PLX… đã hỗ trợ thị trường phá vỡ vùng cản mới.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, SJF vẫn duy trì sức nóng khi bảo toàn mức giá trần, khớp hơn 2,48 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,94 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 95,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/7: VN-Index tăng 2,3 điểm (+0,24%), lên 975,34 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,04 điểm (+0,04%), lên 104,38 điểm; UPCoM-Index tăng 0,82 điểm (+1,48%), lên 56,38 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày Quốc khánh 

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, khi các nhà đầu tư chọn cách đứng ngoài chờ đợi báo việc làm của Mỹ, trong khi cổ phiếu dầu khí suy yếu do lo ngại tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,2% lên 21.746,38 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 2,2% và là tuần thứ năm liên tiếp tăng. Topix tăng 0,2% lên 1.592,58 điểm.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi trong báo cáo việc làm của Mỹ, điều này có thể xác định liệu Fed có cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này hay trì hoãn đến cuộc họp tiếp theo hay không.

Trước đó, báo cáo việc làm trong lĩnh vực tư nhân (ADP) tại Mỹ, cho thấy đã có thêm 102.000 việc làm trong tháng 6, thấp hơn thấp hơn 40.000 việc làm so với kỳ vọng của các nhà kinh tế.

Nobuhiko Kuramochi, chiến lược gia tại Mizuho Securities cho biết, vì số liệu ADP rất tệ nên có nhận định rằng báo cáo việc làm chung cũng sẽ không khá hơn, nhưng cũng có thể có bất ngờ, do đó, nhà đầu tư đợi đến tuần sau mới giao dịch.

Các nhà xuất khẩu phân hóa với Awesomeest Corp tăng 1,8%, Toyota Motor Corp tăng 0,3%, trong khi Panasonic Corp giảm 0,5%.

Cổ phiếu khai thác và dầu mỏ mất điểm sau khi giá dầu thô đi xuống do lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, với Inpex Corp giảm 1,4% và Idemitsu Kosan giảm 0,3%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington chuẩn bị cho một vòng đàm phán mới vào tuần tới.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,19% lên 3.011,06 điểm, và tăng 1,1% trong tuần.

Chỉ số CSI300 bluechi tăng 0,52% lên 3.893,20 điểm và tăng 1,8% trong tuần qua.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,1%, ngành tiêu dùng tăng 2,7%, bất động sản giảm 1,4% và y tế tăng 1,7%.

Thông tin mới nhất là việc Moody’s đã giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm A1 của Trung Quốc, và nhấn mạnh Trung Quốc có các phương tiện tài chính và chính sách để chịu được các cú sốc tiêu cực, cũng như huy động nguồn lực để hỗ trợ khu vực công và duy trì sự ổn định tài chính.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng cao nhất là Hengtong Logistics Co Ltd, tăng 10,1%; Harbin High-Tech Group Co Ltd và Fujian Raynen Technology Co Ltd, cả 2 đều tăng 10%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, trong bối cảnh chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ có thể khơi dậy hoặc làm giảm  kỳ vọng của thị trường về một chính sách nới lỏng của Fed.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm chưa tới 0,1% xuống 28.774,83 điểm, nhưng tăng 0,8% trong tuần.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,17%  xuống 10.895,10 điểm, và trong tuần tăng 0,1%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng không đổi, ngành CNTT mất 0,2%, tài chính giảm 0,1% và bất động sản tăng 0,3%.

Cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Techtronic Industries Co Ltd, tăng 1,4%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Geely Cars Holdings Ltd, giảm 6,4%.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng gần 0,1% lên 2.110,59 điểm sau khi triển vọng lợi nhuận của SamSung và LG ảm đạm.

Samsung Electronics dự báo lợi nhuận quý II vừa sẽ giảm mạnh khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng xấu tới thị trường điện thoại thông minh và chip, đẩy cổ phiếu của hãng giảm 0,8%.

Tương tựm cổ phiếu của LG Electronics đã giảm 5,2%, sau khi cho biết lợi nhuận trong quý II có khả năng giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Kết thúc phiên 5/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 43,93 điểm (+0,20%), lên 21.746,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải  tăng 5,81 điểm (+0,19%), lên 3.011,06 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 20,94 điểm (-0,07%), xuống 28.774,83 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.310 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 38,85 - 39,12 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.061 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.190 - 23.310 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lợi nhuận mảng cốt lõi của ngân hàng co hẹp

Tín dụng bị kiểm soát chặt hơn, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) khó cải thiện, dư địa tăng trưởng lợi nhuận của mảng kinh doanh chính của các ngân hàng thêm khó khăn..>> Chi tiết

Chứng quyền ngày T+3: Cảnh báo các mã tăng quá cao

Sau khi đi vào vận hành, chứng quyền có bảo đảm (CW) giao dịch khá sôi động, cho thấy sự quan tâm lớn của giới đầu tư với sản phẩm mới này..>> Chi tiết

Soi nhóm ngành “sáng” từ báo cáo bán niên

Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019 đang dần hé lộ, nhóm ngân hàng kỳ vọng duy trì được “phong độ”, nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận tốt, các ngành thương mại bán lẻ, thực phẩm… dự kiến khả quan..>> Chi tiết

“Điểm mặt” hàng nóng SCIC sẽ bán

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn tại 108 doanh nghiệp trong năm 2019, nhưng do mục tiêu doanh thu và lợi nhuận khiêm tốn, có thể sẽ thiếu vắng các thương vụ thoái vốn lớn..>> Chi tiết

Phản ứng của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp thuế hơn 400% đối một số mặt hàng thép

Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp và trao đổi với phía Hoa Kỳ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận..>> Chi tiết

Trung Quốc sớm mở room hoàn toàn khối công ty chứng khoán

Chính phủ Trung Quốc một lần nữa khiến giới đầu tư nức lòng khi tỏ rõ quyết tâm mở cửa thị trường tài chính, vốn được định giá 44.000 tỷ USD với các nhà đầu tư nước ngoài..>> Chi tiết

Tin bài liên quan