Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 31/5 giảm 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều này, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại đúng 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 68,30 – 69,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ đứng nguyên tại mức 1.854,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã giảm về dưới 1.850 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,76 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.057 đồng/USD, giảm 32 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.050 – 23.330 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đứng tại 29.300 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp tăng khá mạnh và lên 31.600 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 3,76 USD (+3,27%), lên 118,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,93 USD (+1,59%), lên 123,60 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm không đáng kể
Lực bán diễn ra ở nhiều mã, nhất là nhóm tài chính, ngân hàng, trong đó có nhiều mã trong rổ VN30 khiến chỉ số VN30-Index giảm mạnh, gây áp lực lên VN-Index, đẩy chỉ số này về lại ngưỡng 1.285 điểm.
Tuy nhiên, sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu dầu khí, dẫn đầu là GAS đã kéo VN-Index trở lại, dù không lấy lại sắc xanh, nhưng cũng chỉ đóng cửa với mức giảm không đáng kể.
Theo đó, GAS tăng kịch biên độ lên 117.700 đồng. PVD cũng tăng hơn 3%, khiêm tốn hơn nhưng PLX cũng tăng 1,4%. Kể từ ngày 13/5 tới nay, nhóm này có mức tăng từ 18 - 40%, trong đó GAS, PLX tăng trên dưới 18%, PVD tăng hơn 38%...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 11,4 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 440,58 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 31/5: VN-Index giảm 1,24 điểm (-0,1%), xuống 1.292,68 điểm; HNX-Index tăng 2,99 điểm (+0,96%), lên 315,76 điểm; UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,28%), xuống 95,45 điểm.
Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch ngày tưởng niệm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, do ảnh hưởng lớn từ các cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,33% xuống 27.279,80 điểm. Chỉ số Topix mất 0,51% xuống 1.912,67 điểm.
Phiên này, nhóm cổ phiếu công nghệ như Tokyo Electron giảm 1,29% và là lực cản lớn nhất đối với Nikkei 225, tiếp theo là công ty điện thoại KDDI giảm 1,41% và nhà sản xuất robot Fanuc giảm 0,99%.
Cổ phiếu của Inpex tăng 6,20% và là mã tăng giá hàng đầu trên Nikkei 225, tiếp theo là nhà sản xuất ô tô Subaru, tăng 4,45%.
Chứng khoán Trung Quốc đóng cửa ở mức cao nhất trong 5 tuần, dẫn đầu nhóm cổ phiếu tiêu dùng và công nghệ cao, khi thị trường chứng kiến dòng vốn nước ngoài vào cao nhất trong năm nay trước khi Thượng Hải sắp mở cửa trở lại nền kinh tế và nới lỏng các biện pháp phong tỏa hiện tại.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,19% lên 3.186,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,55% lên 4.091,52 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 19/4.
Dữ liệu của Refinitiv cho thấy dòng vốn nước ngoài trị giá 19,7 tỷ nhân dân tệ (2,96 tỷ USD) đã vào cổ phiếu A thông qua Stock Connect, đánh dấu số tiền lớn nhất trong năm nay.
Thành phố Thượng Hải được thiết lập để giảm bớt các biện pháp phong tỏa hiện tại cho người dân ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thấp, đánh dấu sự chấm dứt tình trạng phong tỏa kéo dài hai tháng đối với hầu hết thành phố.
Chính phủ Trung Quốc đã công bố một gói 33 biện pháp, được công bố vào tuần trước, bao gồm các chính sách tài khóa, tài chính, đầu tư và công nghiệp, nhằm hồi sinh nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch.
Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phiên này theo đó nhận được ảnh hưởng tích cực và tăng 2,8%, công nghệ thông tin tăng 3,3%, trong khi chất bán dẫn và năng lượng mới tăng hơn 2% mỗi nhóm.
Chứng khoán Hồng Kông giao dịch tích cực nhờ các cổ phiếu công nghệ lớn.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,38% lên 21.415,20 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,23% lên 7.416,75 điểm.
Cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ được niêm yết tại Hồng Kông đã tăng 3%, trong đó Meituan tăng 6,8%, đóng góp lớn nhất cho chỉ số chuẩn.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần, nhờ dòng vốn ròng nước ngoài mua mạnh cổ phiếu.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 16,24 điểm, tương đương 0,61% lên 2.685,90 điểm.
Trong tháng 5, chỉ số này đã giảm 0,34%, kéo dài mức thua lỗ sang tháng thứ hai liên tiếp sau khi giảm 2,27% vào tháng Tư.
Trong số các đối cổ phiếu lớn, Samsung Electronics giảm 0,44%, SK Hynix tăng 0,93%. Nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,02% trong khi công ty mẹ LG Chem tăng 5,03%.
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng cổ phiếu trị giá 1,06 nghìn tỷ won (856,49 triệu USD) trên bảng chính, đánh dấu phiên mua ròng mạnh nhất kể từ ngày 31/8/2021.
Kết thúc phiên 31/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 89,63 điểm (-0,33%), xuống 27.279,80 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 37,37 điểm (+1,19%), lên 3.186,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 291,27 điểm (+1,38%), lên 21.415,20 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 16,24 điểm (+0,61%), lên 2.685,90 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Đi qua mùa dịch, ngân hàng tăng tốc
Thành công trong một năm đặc biệt khó khăn như 2021 là nền tảng để các nhà băng lên kế hoạch tăng tốc khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi phục và chia sẻ của lãnh đạo nhiều ngân hàng cho thấy sự lạc quan là tầm nhìn chủ đạo..>>Chi tiết
- Siết quá chặt sẽ khiến thị trường bất động sản ngưng trệ
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản cũng như minh bạch hóa thị trường trái phiếu là cần thiết, nhưng cần đi kèm với việc ủng hộ các nhân tố lành mạnh để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển bền vững..>> Chi tiết
- Cổ phiếu "vua" chờ dòng tiền lớn
Có nhiều yếu tố được các chuyên gia đánh giá sẽ tạo nên chất xúc tác cho cổ phiếu “vua” tăng giá trong năm 2022..>> Chi tiết
- Cảnh báo vỡ nợ chéo từ “quả bom” trái phiếu - Kỳ 5: Cần chiến lược tổng thể
Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) lành mạnh, bền vững, Việt Nam cần một chiến lược tổng thể. GS-TS. Trần Ngọc Thơ trao đổi về vấn đề này..>> Chi tiết
- Kinh tế toàn cầu sắp rơi vào suy thoái?
Giới phân tích quốc tế nhận định, trước mắt kinh tế toàn cầu chưa rơi vào suy thoái ngay, nhưng phải đối mặt với sức ép từ giá cả tăng cao và tốc độ tăng trưởng chậm lại..>> Chi tiết