Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Chờ đợi kết quả đàm phán Mỹ-Trung

(ĐTCK) VN-Index tiếp tục giảm; Tự tin vào “của để dành”, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lớn; Chứng khoán Việt kỳ vọng gì từ công bố của MSCI?;Điểm nhấn kết quả quý I; Tăng áp lực lên tâm lý thị trường; Chứng khoán châu Á giảm mạnh và chờ đợi đàm phán tại Washington trong 2 ngày tới; Bữa tiệc chứng khoán Mỹ vẫn chưa tàn...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index may mắn giữ được mốc 950 điểm

Ngay khi mở cửa, lực bán diễn ra khá ồ ạt khiến VN-Index mất mốc 950 điểm, trong khi dòng tiền vẫn chủ yếu đứng ngoài. Tuy nhiên, lực cầu đã được kích hoạt giúp thị trường bật ngược đi lên, VN-Index đã lấy lại được ngưỡng 950 điểm và thu hẹp đà giảm.

Trong phiên chiều, VN-Index thêm một lần giảm xuống dưới 950 điểm, tuy nhiên, chỉ số sau đó nảy trở lại, nhưng sức bật không lớn và diễn biến sau đó chủ yếu là giằng co nhẹ cho đến hết phiên.

Nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đa số giảm, trong đó VHM -2,6%; BID -2,3%; VNM -1,2%; VJC -1,3%; TCB -1,1%; HVN -2,8%; POW -1,4%; BVH -2,6%, cùng sắc đỏ tại VCB, MSN, HPG, PLX, MWG, FPT, TPB

Tăng điểm chỉ còn một số ít như GAS +0,5%; SAB +0,3%; CTG +0,3%; ROS +0,2%; HDB +0,8%; STB +0,4%; EIB +1,2%...

Nhóm cổ phiếu thị trường đáng chú ý có HQC, khi thanh khoản dẫn đầu HOSE với hơn 9 triệu đơn vị, tăng 5,6% lên 1.500 đồng.

PVD tăng +3,1% lên 19.850 đồng; DLG +4,8% lên 1.530 đồng, khớp 2,56 triệu đơn bị. KMR tăng kịch trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 3.280 đồng.

Ngược lại, chìm trong sắc đỏ như FLC, DXG, HSG, HAG, LDG, AMD, ASM, ITA, SJF, HVG, thậm chí QBS và VHG còn giảm xuống mức giá sàn.

Các mã khác gây chú ý là VPG +6,3%; HCM +3,1%; ITA tăng trần; HT1 +3,5%; VPD +3,6%...trong khi D2D giảm sàn; VCI -5,7%; MSH -2,7%; YEG -2,3%...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,11 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 106,49 tỷ đồng, giảm 25,73% về lượng và 47,78% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 203,93 tỷ đồng).

Kết thúc phiên giao dịch 8/5: VN-Index giảm 6,34 điểm (-0,66%), xuống 951,22 điểm; HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,07%), lên 105,91 điểm; UpCoM-Index giảm 0,37 điểm (-0,67%), xuống 55,1 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trong phiên đầu tuần mới, lực bán tháo cũng diễn ra trên phố Wall sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật Twiter rằng sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc từ thứ Sáu tuần này do đàm phán không tiến triển.

Tuy nhiên, về cuối phiên, với kỳ vọng 2 nước sẽ tìm được tiếng nói chung, lực cầu bắt đáy đã gia tăng cuối phiên, giúp các chỉ số hãm đà rơi, chỉ còn đóng cửa giảm nhẹ.

Tuy nhiên, cuối ngày thứ Hai, Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin  cho biết lý do cụ thể hơn về tuyên bố của ông Trump đó là do Trung Quốc đã rút lại những cam kết đạt được trước đó.

Các tuyên bố này làm nỗi lo một lần nữa trở lại trong phiên thứ Ba với giới đầu tư, kích hoạt lệnh bán tháo tiếp tục diễn ra, đẩy các chỉ số phố Wall giảm mạnh.

Dù thoát khỏi mức thấp nhất ngày, nhưng Dow Jones cũng có phiên giảm mạnh lớn thứ 2 trong năm nay, còn với S&P 500 và Nasdaq là phiên giảm mạnh lớn thứ 3.

Một thông tin tích cực là hôm thứ Ba, Trung Quốc cho biết, phái đoàn đàm phán của Bắc Kinh do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu vẫn đến Washington tuần này để tiếp tục vòng đàm phán tiếp theo.

Kết thúc phiên 7/5, chỉ số Dow Jones giảm 473,39 điểm (-1,79%), xuống 25.965,09 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 48,42 điểm (-1,65%), xuống 2.884,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 159,53 điểm (-1,96%), xuống 7.963,76 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần, do lo ngại sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đè nặng lên thị trường, trong khi đồng yên đi lên đã níu chân cổ phiếu xuất khẩu lớn.

Các nhà đầu tư đã hoảng sợ bởi một đợt bán tháo ở Phố Wall phiên đêm qua, trong đó, Dow Jones chịu mức giảm trong một phiên lớn thứ hai trong năm.

Đóng cửa, chỉ số  Nikkei 255 giảm 1,46% xuống 21.602,59 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 2/4.

Topix giảm 1,7% xuống 1,572,33 điểm, với tất cả 33 chỉ số phụ giao dịch trong sắc đỏ.

Hiện các nhà đầu tư đang tập trung vào các cuộc đàm phán thương mại vào thứ Năm và thứ Sáu tại Washington, nơi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ cố gắng cứu vãn một thỏa thuận nhằm tránh cuộc chiến thuế quan với Mỹ.

Thông tin thiếu tích cực từ đàm phán Mỹ-Trung đã khiến các cổ phiếu liên quan đến thị trường Trung Quốc tiếp tục trượt dốc với Komatsu Ltd giảm 2,9% và Hitachi Construction Machinery giảm 2,7%.

Cổ phiếu của các nhà xuất khẩu cũng mất điểm sau khi đồng USD giảm 0,3% xuống 109,92 yên/USD, với Honda Motor giảm 2,8%, Hino Motors giảm 2,6%, TDK Corp giảm 2,6% và Hitachi Ltd giảm 3,2%.

Yamaha Motor giảm 13% sau khi lợi nhuận hoạt động quý vừa qua giảm 12,8% so với một năm trước đó.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi dữ liệu xuất khẩu thấp hơn dự kiến làm tăng thêm mối lo ngại của giới đầu tư đối với cuộc tranh chấp thuế quan kéo dài với Washington.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 2.893,76 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip mất 1,4% xuống 3.667,46 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 1,8%, ngành tiêu dùng giảm 1,4%, bất động sản giảm 1,3% và y tế giảm 1,6%.

Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước khi dữ liệu được công bố, các chuyên gia dự tăng 2,3% so với tháng 4/2018.

Trái lại, nhập khẩu tháng 4 của Trung Quốc tăng 4%, so với mức dự báo giảm 3,6%. Trong tháng 3, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 7,6%.

Hôm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm thêm 10 tỷ nhân dân tệ 1,48 tỷ USD) thông qua Reverse repo (mua lại đảo ngược), đưa số tiền bơm ròng trong tuần này lên 50 tỷ nhân dân tệ ra thị trường.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất phiên hôm nay là Shanghai DZH Ltd, Liaoning Wellhope Agri-Tech Joint Stock Co Ltd và Shanghai Maling Aquarius Co Ltd, tất cả đều giảm 10%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo đà đi xuống của thị trường toàn cầu, do lo ngại về sự leo thang cuộc chiến thuế quan Trung-Mỹ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,2% xuống 29.003,20 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,45% xuống 11.097,37 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,8%, ngành CNTT tăng 0,4%, tài chính giảm 1,7% và bất động sản giảm 0,6%.

Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là ông lớn Tencent Holdings, tăng 1,1% sau khi có được sự chấp thuận theo quy định để tung ra một trò chơi mới. Trong khi, thua lỗ lớn nhất là Techtronic Industries Co Ltd, giảm 4,4%

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có New China Life Insurance Co Ltd và China National Building Material Co Ltd, đều giảm 4,1%, tiếp theo là PICC Property and Casualty Co Ltd, giảm hơn 3,8%.

Kết thúc phiên 8/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 321,13 điểm (-1,46%), xuống 21.602,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 32,63  điểm (-1,12%), xuống 893,76 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giamr 359,82 điểm (-1,23%), xuống 29.003,20 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.420 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,20 - 36,39 triệu đồng/lượng, giảm 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.046 đồng/USD, tăng 6 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 - 23.420 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tự tin vào “của để dành”, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận lớn

Một trong những lý do các nhà băng tự tin đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2019 cao hơn khoảng 20 - 25% so với năm 2018 là việc nhiều khả năng sẽ được hoàn nhập một phần dự phòng rủi ro đã trích lập trước đó..>> Chi tiết

Chứng khoán Việt kỳ vọng gì từ công bố của MSCI?

Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể góp mặt trong danh sách nâng hạng thị trường mà Morgan Stanley Capital Investment (MSCI) công bố vào ngày 13/5 tới..>> Chi tiết

Tăng áp lực lên tâm lý thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn trống thông tin lại chịu thêm áp lực tâm lý từ diễn biến thị trường tài chính và kinh tế thế giới..>> Chi tiết

Điểm nhấn kết quả quý I

Kết thúc quý I/2019, có gần 200 doanh nghiệp (DN) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng trưởng từ 15%, nhưng cũng có hơn 210 DN có lợi nhuận giảm từ 15 - 100% so với cùng kỳ 2018..>> Chi tiết

Sóng lại sắp dồn dưới chân “ông lớn” ngành giao thông

Thông báo về Kỳ họp thứ 35 vừa được Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố, trong đó có nội dung liên quan đến những sai phạm trong công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn tại một số doanh nghiệp giao thông đang khiến không ít nhà đầu tư phấp phỏng..>> Chi tiết

Bữa tiệc chứng khoán Mỹ vẫn chưa tàn

Thị trường chứng khoán Mỹ đã bùng nổ trong năm 2019, với việc chỉ số S&P 500 tăng 18% kể từ đầu năm tới nay và giá trị thị trường tăng thêm khoảng 5 nghìn tỷ USD..>> Chi tiết

Tin bài liên quan