Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 10/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 56,70 – 57,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 4,5 USD xuống 1.888 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục giảm và về gần 1.880 USD/ounce vào cuối giờ chiều nay.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,07% lên 90,18 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 10/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.104 đồng, giảm 3 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.840 - 23.040 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,10 USD (+0,14%), lên 70,06 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,14 USD (+0,19%), lên 72,36 USD/thùng.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin hồi khá mạnh lên mức hơn 35.700 trong ngày hôm qua, đến hôm nay đã tiếp tục bật tăng và về cuối ngày đã lên hơn 38.000 BTC/ounce.
Chứng khoán trong nước
VN-Index giảm trở lại hơn 9 điểm
Sau phiên sáng trong sự thận trọng, thị trường bước vào phiên chiều với áp lực bán gia tăng khiến VN-Index thủng 1.320 điểm, ngưỡng hỗ trợ mạnh ngắn hạn này đã giúp thị trường bật lại ngay sau đó, mặc dù lực mua không đủ giúp chỉ số trở lại tham chiếu mà giằng co nhẹ quanh 1.325 điểm cho đến khi đóng cửa.
Ở nhóm bluechip tại VN30, VNM tăng tốt nhất nhóm +3,5% SBT +3,3%, HPG +2,6%. Ở chiều ngược lại, BID -3,4% g, VRE -2,8%, NVL -2,5%, PLX -2,4, STB -2,4%, HDB -2,1%, CTG -2%
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, hàng loạt các cổ phiếu riêng lẻ nhận dòng tiền mua mạnh và tăng kịch trần như SCR, DCM, VHC, IDI, VCI, MIG, ANV, ELC, HDC, KMR, DPG, PC1, FMC, SGT…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 0,91 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 235,66 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 10/6: VN-Index giảm 9,32 điểm (-0,07%), xuống 1.323,58 điểm; HNX-Index giảm 5,56 điểm (-1,75%), xuống 311,32 điểm; UpCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,09%), xuống 87,17 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall có phiên giảm điểm phiên thứ Tư (9/6), ngay trước thềm báo cáo lạm phát được công bố.
Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào sáng 10/6 sẽ là sự kiện chính trong tuần này. Các chuyên gia dự báo, CPI sẽ tăng 0,5% trong tháng 5 và 4,8% trong năm nay. Tháng 4, CPI tăng nóng hơn dự kiến đã khiến các thị trường tài chính chao đảo trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ phiên đêm qua giảm xuống còn 1,49%, mức thấp nhất kể từ tháng 3.
Kết thúc phiên 9/6, chỉ số Dow Jones giảm 152,68 điểm (-0,44%), xuống 34.447,14 điểm. Chỉ số S&P giảm 7,71 điểm (-0,18%), xuống 4.219,55 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 13,16 điểm (-0,095%), xuống 13.911,75 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, được thúc đẩy nhờ nhóm cổ phiếu vận tải biển do triển vọng mở cửa trở lại tại nhiều kinh tế trên thế giới sau khi kiểm soát dịch Covid-19.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,34% lên 28.958,56 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,02% xuống 1.956,73 điểm.
Các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang mở cửa trở lại, trong bối cảnh Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết, Nhật Bản dự kiến hoàn thành việc tiêm chủng cho tất cả công dân đã đăng ký tiêm phòng vào tháng 10-11.
Cổ phiếu Eisai Co bị chốt lời và giảm 7,02%, hai ngày sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt một loại thuốc do Eisai Co và Biogen Inc hợp tác phát để điều trị bệnh Alzheimer từ gốc.
Mặc dù giảm mạnh trong phiên này, nhưng từ đầu tuần, cổ phiếu Eisai Co vẫn tăng tới 30%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi lo lắng lạm phát giảm bớt và kỳ vọng trở lại với các cuộc đàm phán Trung-Mỹ giúp củng cố tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,54% lên 3.610,86 điểm Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,67% lên 5.271,47 điểm.
Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết, lạm phát "về cơ bản được kiểm soát", và chính sách tiền tệ sẽ được giữ ổn định, một ngày sau khi lo ngại về áp lực lạm phát được thổi bùng lên bởi dữ liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất tăng nhanh nhất trong 12 năm vào tháng 5 vừa qua.
Các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc điện đàm và đồng ý thúc đẩy thương mại lành mạnh và hợp tác vì những khác biệt, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết. Đây cuộc trao đổi cấp cao mới nhất khi hai nước tranh cãi về những bất đồng.
Chứng khoán Hồng Kông kết thúc gần như không thay đổi, khi các nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,01% xuống 28.738,88 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,11% lên 10.716,28 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc nhích lên, dẫn đầu bởi lực mua ròng mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,26% lên 3.224,64 điểm, phục hồi từ mức giảm gần 1% vào thứ Tư.
Dẫn đầu về mức tăng là gã khổng lồ internet Naver và Kakaotalk lần lượt tăng 4,18% và 3,49
Người nước ngoài chuyển sang mua ròng 699,9 tỷ won (627,56 triệu USD) cổ phiếu trên bảng chính, chấm dứt đợt bán ròng kéo dài ba ngày.
Kết thúc phiên 10/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 97,76 điểm (+0,34%), lên 28.958,56 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 19,46 điểm (+0,54%), lên 3.610,86 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 3,73 điểm (-0,01%), xuống 28.738,88 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 8,46 điểm (+0,26%), lên 3.224,64 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Manh nha xu hướng thắt chặt tiền tệ
Mặc dù một số quốc gia bắt đầu co hẹp chính sách tiền tệ nới lỏng, song nhìn chung trên toàn thế giới, xu hướng nới lỏng dự báo vẫn sẽ kéo dài, ít nhất đến năm 2022..>> Chi tiết
- Ai phải trả giá để giữ an toàn hệ thống HOSE?
Diễn biến thị trường trong mấy ngày qua cho thấy, chủ thể phải trả giá, phải hy sinh quyền lợi để giữ an toàn cho hệ thống giao dịch của HOSE là bộ phận lớn nhà đầu tư đại chúng, trong đó có không ít nhà đầu tư mới (F0)..>> Chi tiết
- HOSE tiếp tục yêu cầu công ty chứng khoán quản lý việc sửa, hủy lệnh giao dịch trong một số khung giờ
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa gửi công văn yêu cầu các công ty chứng khoán kiểm soát lỗi 2G để không gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống giao dịch của Sở..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán: Sức mạnh dòng tiền nội
Điểm số và thanh khoản thị trường chứng khoán trong nước liên tục lập kỷ lục mới trong bối cảnh lượng tài khoản mở mới ghi nhận mức cao nhất trong tháng 5 vừa qua..>> Chi tiết
- Nhiều cổ phiếu vận tải biển "chạy" bên lề cơ hội
Giá dịch vụ vận tải biển liên tục tăng cao trong thời gian qua, song không phải tất cả doanh nghiệp trong ngành này đều hưởng lợi..>> Chi tiết
- EU có kế hoạch kết thúc cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Theo CNBC, Liên minh châu Âu (EU) muốn cùng Mỹ cam kết chấm dứt thuế quan liên quan đến máy bay vào tuần tới khi cả hai bên tìm cách đưa mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trở lại đúng hướng..>> Chi tiết