VN-Index có thêm một phiên tăng nhẹ
Tâm lý nhà đầu tư a dè dặt, trong khi áp lực bán trực chờ khiến VN-Index giằng co và cuối cùng giảm điểm trong phiên sáng, mất mốc 975 điểm.
VN-Index chỉ không giảm sâu nhờ một số mã lớn như VNM, FPT, PNJ, SAB, MWG và lực cầu kích hoạt trong đợt khớp ATC đã đưa chỉ số xanh trở lại khi đóng cửa.
Nhiều bluechip hồi về cuối phiên hỗ trợ thị trường như ROS +1,8%,VNM +3%, FPT +1,2%, HVN +1,3%, MWG +1%, BID +0,8%, PNJ +0,6%...
Ngược lại, nhóm Vin hay ngân hàng phân hóa mạnh, ó VRE -1%, VHM đứng giá, VCB, TCB, HDB, EIB… giảm điểm.
Trên bảng điện tử đáng chú ý nhất là KDC, khi có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, khớp lệnh 0,46 triệu đơn vị.
VOS, DRH cùng tăng trần và cùng khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Với VOS, đây là phiên trần thứ 3 liên tiếp. Ngược lại, FTM giảm sàn phiên thứ 11 liên tiếp.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,66 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 14,18 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 29/8: VN-Index tăng 1,33 điểm (+0,14%), lên 978,59 điểm; HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,38%), xuống 101,94 điểm; UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,12%), về 57,9 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ trong phiên thứ Tư. Tuy nhiên, rất nhau sau đó, phố Wall đã đảo chiều hồi phục nhờ nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục, thấp hơn mức lợi suất cổ tức trung bình của S&P 500, khiến giới đầu tư bỏ trái phiếu, rót tiền ngược trở lại cổ phiếu.
Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ xem xét báo cáo việc làm hàng tháng và dữ liệu sản xuất có thể hướng dẫn kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất khác từ Cục Dự trữ Liên bang tại cuộc họp giữa tháng 9.
Kết thúc phiên 28/8, chỉ số Dow Jones tăng 258,20 điểm (+1,00%), lên 26.036,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,78 điểm (+0,65%), lên 2.887,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 29,94 điểm (+0,38%), lên 7.856,88 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ, khi sự tích cực nhờ ảnh hưởng từ đà phục hồi của phố Wall đêm qua đã không đủ để che đi nỗi lo về suy giảm kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bế tắc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,09% xuống 20.460,93 điểm. Topix giảm 0,01% xuống 1.490,17 điểm.
Cổ phiếu đáng chú ý có Suzuki Motor, khi tăng 1,5%, nhờ báo hợp tác vốn với Toyota Motor Corp.
Chứng khoán Trung Quốc cũng lùi bước, dẫn đầu bởi sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,09% xuống 2.890,92 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,33% xuống 3.790,19 điểm.
Nhóm cổ phiếu bất động sản lao dốc với chỉ số phụ theo dõi ngành mất 2,6%, sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin nhiều ngân hàng được yêu cầu thắt chặt các khoản vay phát triển bất động sản.
Các cổ phiếu ngân hàng cũng mờ nhạt, sau khi Trung Quốc đang xem xét thực hiện các quy tắc mới đối với các tổ chức tài chính vừa và nhỏ để giảm rủi ro trong nền kinh tế.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, nhờ những thông tin rằng Bắc Kinh và Washington đang thảo luận và sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp thương mại.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,34% lên 25.703,50 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,12% lên 9.992,64 điểm.
Thông tin hỗ trợ thị trường đến từ thông báo mới nhất của Gao Feng, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, đang cùng Mỹ thảo luận về các vấn đề xung quanh vòng đàm phán tiếp theo, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tại Mỹ.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 0,4% xuống 1.933,41 điểm, khi các công ty thuộc Tập đoàn Samsung giảm.
Mười hai trong số 15 công ty thuộc Samsung mất điểm, với Samsung Electronics giảm 1,7% và Samsung BioLogics giảm 4,9%.
Kết thúc phiên 29/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 18,49 điểm (-0,09%), xuống 20.460,94 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,84 điểm (-0,1%), xuống 2.890,92 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 88,02 vđiểm (+0,34%), lên 25.703,50 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Giá vàng trong nước tăng mạnh cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD.
Giá vàng thế giới sau phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,8 USD xuống 1.538,7 USD/ounce, thì mở cửa phiên châu Á sáng nay đã vọt lên ngưỡng 1.550 USD/ounce, nhưng động lực tăng mất dần và về cuối giờ chiều đã xuống gần 1.535 USD/ounce.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,55 - 42,92 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.
Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.133 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.140 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Chặn sớm rủi ro cho ngân hàng trong đầu tư trái phiếu
Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại đang tiềm ẩn rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp bất động sản chờ điểm rơi lợi nhuận
Với ngành bất động sản, điểm rơi lợi nhuận thường rơi vào nửa cuối năm bởi đây là giai đoạn cao điểm kinh doanh..>> Chi tiết
- Thêm cổ đông lớn VNM, GTN có hấp dẫn?
Cổ phiếu GTN nằm trong số các mã “hot” nhất trên thị trường chứng khoán từ đầu năm tới nay, với mức tăng 95%. Đà tăng được hỗ trợ bởi kỳ vọng của nhà đầu tư từ sự kiện Vinamilk thâu tóm doanh nghiệp này..>> Chi tiết
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 tăng 0,28%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2019 tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 1,87% so với tháng 12/2018, tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước..>> Chi tiết
- Doanh nghiệp Mỹ yêu cầu ông Trump hủy bỏ thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc
Hơn 200 công ty giày đã gửi cho Tổng thống Mỹ Donald Trump một bức thư yêu cầu ông không thực hiện việc áp thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc, sẽ có hiệu lực vào Chủ nhật tuần này (1/9), nguồn tin của CNN cho biết..>> Chi tiết