VN-Index phục hồi khá mạnh
Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, phiên lao dốc hôm qua chủ yếu do ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Mỹ, còn yếu tố nội tại không đáng ngại, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn tốt.
Nỗi sợ hãi của nhà đầu tư nhanh chóng bị dập tắt, lực cầu được kích hoạt và mạnh dần lên trong phiên sáng giúp thị trường đảo chiều hồi phục.
Bước sang phiên chiều, tâm lý hưng phấn duy trì giúp đà tăng được nới rộng. Bên cạnh sự dẫn dắt của các mã lớn, dòng tiền lan tỏa đã giúp sắc xanh bao phủ trên diện rộng bảng điện tử, đưa VN-Index lên mức cao ngày.
Nhóm ngân hàng tiếp tục đi lên như VCB +3,8% lên 59.900 đồng/, BID +2,7% lên 33.800 đồng, CTG +3,3% lên 25.400 đồng, TCB +3,1% lên 28.700 đồng, MBB +2,6% lên 21.800 đồng, STB +4,4% lên 13.050 đồng, VPB +4,3% lên 24.250 đồng.
Nhóm dầu khí cũng đua nhau bùng nổ với GAS +6,5% lên 119.900 đồng, PLX +2,1% lên 64.200 đồng, PVD +0,6% lên 18.250 đồng, PXS +1,4% lên 5.850 đồng, PVS +2,5% lên 20.900 đồng…
Nhiều mã lớn khác cũng nới rộng đà tăng như MSN +3,4% lên 81.300 đồng, VNM +1,2% lên 128.500 đồng, hay các mã bất động sản như VIC +3,2% lên 96.000 đồng, VHM +0,7% lên 77.000 đồng…
Trong nhóm VN30 chỉ còn CII, CTD và ROS giảm nhẹ, HSG lấy lại thăng bằng về mốc tham chiếu….
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 11,52 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 274,26 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 473.090 đơn vị, giá trị 5,3 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 1,19 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng 25,41 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 12/10: VN-Index tăng 24,19 điểm (+2,56%), lên 970,08 điểm; HNX-Index tăng 2,58 điểm (+2,41%), lên 109,75 điểm; UpCoM-index tăng 0,71 điểm (+1,36%), lên 72,75 điểm.Chứng khoán thế giới
Chứng khoán Mỹ
Trong phiên giao dịch thứ Năm, dù đã hãm lại so với phiên trước đó, nhưng phố Wall tiếp tục có phiên lao dốc mạnh khi nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất sắp tới của Fed trong bối cảnh kết quả kinh doanh không chắc chắn của các doanh nghiệp do cuộc chiến thương mại có dấu hiệu leo thang.
Trong khi đó, chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall đóng cửa ở mức 24,98 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 12/2, thậm chí có lúc lên mức 28,84 điểm.
Kết thúc phiên 11/10, chỉ số Dow Jones giảm 545,91 điểm (-2,13%), xuống 25.052,83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 57,31 điểm (-2,06%), xuống 2.728,37 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 92,99 điểm (-1,25%), xuống 7.329,06 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản phục hồi nhẹ, sau khi các nhà đầu tư quay trở lại tìm mua các cổ phiếu liên quan đến thị trường Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,5% lên 22.694,66 điểm sau khi giảm 3,9% trong ngày hôm qua. Tính chung cả tuần, chỉ số này mất 4,9%. Topix hầu như không đổi ở mức 1.702,45 điểm.
Báo cáo ước tính của Reuters, có sự gia tăng đột biến trong tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 9 vừa qua của Trung Quốc và thặng dư thương mại tiếp tục ở mức kỷ lục với Mỹ, điều này có thể khiến Washington sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt thuế để giảm thâm hụt với Trung Quốc.
Theo đó, các nhà sản xuất máy móc công nghiệp, vốn bị đánh sập gần đây do lo ngại về nhu cầu chậm nhu cầu của Trung Quốc đã phục hồi mạnh với Yaskawa Electric tăng 5,6% và Fanuc tăng 2,4%.
Các nhà sản xuất thiết bị xây dựng dựa trên nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc cũng đã tăng điể với Komatsu thêm 2,3% và Hitachi Construction Machinery vọt 2,7%.
Ngược lại, ngành bảo hiểm thua lỗ lớn nhất trên bảng điện tử với chỉ số theo dõi giảm 2,5%. Tháng trước, chỉ số tăng 8,6%.
Trong đó, Dai-ichi Life Holdings giảm 2,7%, Sompo Holdings giảm 3,6%.
Nhà điều hành cửa hàng tiện lợi Lawson Inc đã giảm 6,2% sau khi lợi nhuận 2 quý đầu năm giảm 11,5%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại sau khi bị lỗ nặng một ngày trước đó, khi dữ liệu xuất khẩu của Trung Quốc cho thấy tăng trưởng đột ngột trong tháng 9 vừa qua.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,9% lên 2,606,91 điểm, sau khi chạm mức thấp nhất trong 4 năm vào phiên hôm qua. Chỉ số này đã giảm 7,6% trong tuần, mức giảm hàng tuần lớn nhất từ đầu tháng Hai.
Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,49% lên 3.170,73 điểm. Chỉ số CSI300 giảm 7,8% trong tuần, đồng thời cũng là tuần tồi tệ nhất kể từ tháng Hai.
Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,67%, ngành tiêu dùng tăng 3,43%, bất động sản tăng 2,56% và y tế tăng 1,41%.
Theo thăm dò của Reuters cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua ước tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoản thặng dư thương mại với Mỹ là 31,69 tỷ USD và tính chung 9 tháng đàu năm nay là 225,79 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 196,01 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 9/2018, hoạt động xuất khẩu bằng đồng USD của Trung Quốc tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn cả dự báo tăng 8,9% của các chuyên viên phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.
Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất hôm nay là YanTai Yuancheng Gold Co Ltd, tăng 10,08%, Cisen Pharmaceutical Co Ltd, tăng 10,03% và Xuancheng Valin Precision Technology Co Ltd, tăng 10,02%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Routon Electronic Co Ltd giảm 10,09%, Beijing North Star Co Ltd, giảm 10,03% và Beijing Huaye Capital Holdings Co Ltd giảm 10,03%.
Chứng khoán Hồng Kông hồi phục mạnh, nhưng lo ngại về triển vọng thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế tiếp tục làm giảm sự hưng phấn của giới đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng hơn 2,1% lên 25.801,49 điểm, chỉ số này mất 2,9% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng hơn 2% lên 10.299,09 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT tăng 5,5%, nhờ chủ yếu vào gã khổng lồ Tencent phục hồi mạnh, tăng 8%.
Chỉ số phụ theo dõi các ngành khác như năng lượng tăng 1,2%, tài chính tăng 1,8% và bất động sản tăng 1,23%.
Cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay là Sunny Optical Technology Group Co Ltd, tăng 10,73%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Resources Power Holdings Co Ltd, giảm 1,2%.
Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có Tencent Holdings Ltd, tăng 8,01%, China Vanke Co Ltd, tăng 6,67% và China Huarong Asset Management Co Ltd, tăng 6,62%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm Huaneng Power International Inc, giảm 1,49%, China Telecom Corp Ltd, giảm 1,2%, và Hengan International Group Company Ltd, giảm 0,8%.
Kết thúc phiên 12/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 103,80 điểm (+0,46%), lên 23.694,66 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,46 điểm (+0,91%), lên 2.606,91 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 535,12 điểm (+2,12%), lên 25.801,49 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.385 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 70.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,46 - 36,62 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.721 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.305 - 23.385 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thanh khoản hệ thống sẽ vẫn ổn định từ nay đến cuối năm
Đó là nhận định của ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam với Báo Đầu tư Chứng khoán về thị trường tiền tệ những tháng cuối năm 2018..>> Chi tiết
- Điểm danh doanh nghiệp khất lần cổ tức
Theo quy định tại Điều 132, Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ cổ tức trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc họp đại hội đồng cổ đông thường niên..>> Chi tiết
- Quý IV, lường sớm khả năng lãi suất tăng
Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ luôn có mối liên hệ tức thời với diễn biến trên thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ làm tăng sức hút dòng tiền vào ngân hàng và đây được cho là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán..>> Chi tiết
- Thị trường vốn sẽ sớm có sân chơi cho nhà đầu tư chuyên nghiệp
Theo Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới nhất, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp gồm 3 trường hợp. Theo đó, nếu là tổ chức, doanh nghiệp được coi là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải ở một trong hai nhóm sau..>> Chi tiết
- Cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng mạnh
Trước những diễn biến khó lường của tình hình kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là nguy cơ lạm phát tăng mạnh..>> Chi tiết
- Mỹ thiệt hại 1,4 tỷ USD mỗi tháng do cuộc chiến thương mại
Một liên minh các tập đoàn doanh nghiệp Mỹ phản đối các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã phát động một chiến dịch quảng cáo nhằm thông báo tới cử tri Mỹ trước cuộc bầu cử giữa kỳ về khoản thiệt hại trị giá 1,4 tỷ USD/tháng mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Mỹ phải gánh chịu do các biện pháp thuế quan..>> Chi tiết