- VN-Index giảm
Thị trường đang dần tạo thói quen cho giới đầu tư về những phiên giao dịch trên 5.000 tỷ đồng trong nhiều tuần vừa qua thì đột ngột ngắt mạch trong phiên 1/6.
Tuy nhiên, các chỉ số vẫn có được may mắn khi đảo chiều tăng điểm nhờ sự hồi phục khá tốt từ nhóm cổ phiếu lớn và bluechip.
Dù vậy, chỉ số chính trên 2 sàn đã đón nhận những nhịp rung lắc nhẹ trong nửa đầu phiên sáng và rủi ro dần tăng lên về cuối phiên khi bên nắm giữ hàng bắt đầu nóng lòng đẩy bán.
Bước sang phiên chiều, áp lực bán giá thấp được tiết chế trong khi dòng tiền chảy vào thị trường có phần sôi động hơn giúp cả 2 sàn cân bằng hơn, đà giảm điểm dần được thu hẹp đáng kể.
Tuy nhiên, gánh nặng từ ROS cùng VNM và GAS khiến VN-Index không thể hồi phục.
VNM và GAS tiếp tục tạo sức ép lên thị trường, với mức giảm tương ứng 0,7% và 2%.
Bên cạnh đó, ROS vẫn là tác nhân chính khiến thị trường khó có cơ hội hồi phục. Kết phiên, ROS giảm 6,4% với khối lượng khớp lệnh đạt 6,45 triệu đơn vị.
Trái lại, tiếp nhận thông tin được ROS thông qua kế hoạch mua lại gần 25% vốn khiến cổ phiếu AMD tiếp tăng trần thứ 5 liên tiếp, đóng cửa phiên tại mức giá 19.250 đồng/CP, tăng 6,9% với khối lượng khớp 1,63 triệu đơn vị
Ngoài ra, thị trường vẫn nổi lên nhiều điểm sáng trong phiên chiều cuối tuần.
Điển hình là nhóm cổ phiếu bất động sản với việc khoe sắc tím của nhiều mã như HAR, FCN, KAC, MDG, VPH.
Các mã lớn bé khác trong nhóm như VIC, NVL, CII, NLG, KDH, LDG, HBC, DIG… cũng đua nhau khởi sắc.
Đáng kể, SCR sau 3 phiên giảm cũng đã đảo chiều tăng khá tốt với biên độ 3,6%, khớp 3,42 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tạo điểm nhấn nhờ lực cầu hấp thụ mạnh, cụ thể, SSI tăng 3,6%, HCM tăng 6,8%..
Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,75 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 57,51 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 968.379 cổ phiếu, tổng giá trị tương ứng 10,97 tỷ đồng.
Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng 52.600 đơn vị. Tổng giá trị vẫn là mua ròng 2,16 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 2/6: VN-Index giảm 2,99 điểm (-0,4%), xuống 738,81 điểm; HNX-Index tăng 0,37 điểm (+0,4%), lên 94,36 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,32%), lên 57,76 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.207 tỷ đồng.
Chứng khoán Mỹ
Sau 4 phiên lình xình, phố Wall đã bật tăng mạnh trong phiên thứ Năm khi nhận được các thông tin tích cực.
Cụ thể, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) của Mỹ vừa công bố cho biết, chỉ số ISM trong hoạt động sản xuất của Mỹ tăng lên mức 54,9 trong tháng 5, từ mức 54,8 trong tháng 4, cho thấy hoạt động của Mỹ vẫn mở rộng vững chắc.
Trong khi đó, bảng lương trong lĩnh vực tư nhân (ADP) vừa công bố cho thấy, số lượng việc làm trong khu vực này tăng thêm 253.000 trong tháng 5, cao hơn nhiều so với mức dự báo 185.000 việc làm của giới phân tích.
Theo dữ liệu mới nhất, mô hình dự báo tăng trưởng GDP của Fed Atlanta cho thấy, GDP của Mỹ trong quý II tăng trưởng 4%.
Dù vậy, đà tăng cũng bị hãm bớt phần nào khi các dữ liệu kinh tế tích cực vừa công bố càng củng cố thêm khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 13 và 14/6 này.
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones tăng 135,53 điểm (+0,65%), lên 21.144,18 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,26 điểm (+0,76%), lên 2.430,06 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 48,31 điểm (+0,78%), lên 6.246,83 điểm.
Trên thị trường châu Á
Chỉ số Nikkei 255 của Nhật Bản đã tăng vọt qua mốc tâm lý 20.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 12/2015, do những dữ liệu kinh tế đầy triển vọng của Hoa Kỳ và đồng Yên yếu đã gia tăng niềm tin của nhà đầu tư.
Cả giá trị và thanh khoản thị trường đều tăng mạnh, với 2,3 tỷ cổ phiếu đã được trao tay với giá trị giao dịch đạt 3,2 nghìn tỷ yên, mức cao nhất kể từ ngày 8/5.
Norihiro Fujito, chiến lược gia đầu tư của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết, "Nikkei 255 lẽ ra đã tăng lên mức này sớm hơn nếu không có những rủi ro chính trị toàn cầu và đồng Yên tăng giá. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Mỹ có thể khiến các nhà đầu tư trở nên không yên tâm trong tuần tới, Fujito nói.”
Các ngành có tính chu kỳ đã được đẩy lên bằng sự phục hồi của dòng tiền đầu cơ rủi ro, dẫn đầu là các cổ phiếu tài chính và xuất khẩu.
Nomura Holdings tăng 5,3%, Mitsubishi UFJ Financial Group tăng 4,4%, trong khi công ty bảo hiểm T & D Holdings tăng 4,1%. Tập đoàn Subaru tăng 3,9% và Kyocera Corp tăng 3,3%.
Chứng khoán Trung Quốc đảo chiều, tăng về cuối phiên.
Cơ quan quản lý chứng khoán nước này đã công bố các quy tắc nhằm ngăn chặn các cổ đông lớn của các công ty niêm yết bán tháo lượng lớn cổ phần, họ cho rằng điều này sẽ làm trật tự thị trường đảo lộn và giảm lòng tin nhà đầu tư
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho thấy mặt trái của quy định mang nặng tính hành chính này.
"Hạn chế việc bán không giải quyết được những vấn đề cơ bản của tâm lý thị trường", Su Peihai, nhà phân tích tại Guangzheng Hang Seng, cho biết.
Tâm lý cũng đã bị ảnh hưởng bởi chỉ số PMI xuống duói 50 điểm, cho thấy hoạt động bị sản xuất đã thu hẹp trong tháng trước khi nhu cầu tiêu dùng suy yếu.
Điều đó trái ngược với các thông báo của chính phủ cho rằng sự tăng trưởng vững vàng của sản xuất trong các nhà máy và ngành dịch vụ.
Trong tháng 6 này, Fed có thể tăng lãi suất và các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt với việc rà soát các khoản vay trung hạn từ ngân hàng trung ương, do đó, " tính thanh khoản và tín dụng thắt chặt" vẫn là mối quan ngại lớn nhất của các nhà đầu tư, Su nói.
Chứng khoán Hồng Kông tăng lên gần mức cao gần 2 năm nhờ cổ phiếu toàn cầu tăng và dòng tiền đổ vào liên tục từ Trung Quốc.
Chứng khoán toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục và thị trường châu Á tăng lên mức tốt nhất trong hơn hai năm qua, do số liệu thống kê về sản xuất và việc làm của Mỹ đã làm tăng sự lạc quan của nhà đầu tư.
Cổ phiếu Hồng Kông tiếp tục được hưởng lợi từ đầu tư từ Trung Quốc đại lục. Hôm nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sử dụng 14,3% hạn ngạch hàng ngày theo hợp đồng chứng khoán Shanghai-Hong Kong để mua cổ phiếu Hồng Kông.
Kết thúc phiên 2/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 317,25 điểm (+1,60%), lên 20.177,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 144,83 điểm (+0,44%), lên 25.924,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,92 điểm (+0,09%), lên 3.105,54 điểm.
Thị trường vàng, ngoại tệ
- Giá vàng SJC bất động. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.745 đồng/USD.
Tại thị trường vàng trong nước, sau giờ mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Đến cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,22 - 36,44 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.403 đồng/USD, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.675 - 22.745 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Người cho vay bị khởi tố, con nợ ung dung thách đố ngân hàng
Xử lý nợ xấu luôn là ưu tiên hàng đầu của hệ thống ngân hàng, bởi nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng.
Nếu nợ xấu không được xử lý sẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng, khó giảm được lãi suất cho vay… Tuy nhiên, nói dễ, nhưng làm không dễ >> Chi tiết
- Cận cảnh VNG trước kỳ vọng IPO trên NASDAQ
Thông tin Công ty cổ phần VNG sẽ IPO và dự kiến niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ (NASDAQ) khiến nhà đầu tư rất quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng.
Tại Việt Nam, được biết đến là doanh nghiệp (DN) lớn với nhiều sản phẩm công nghệ thông tin, lợi nhuận cao, nhưng hiện cổ phiếu VNG vẫn ở ngoài sàn, dù đã 6 năm đủ tiêu chuẩn là DN đại chúng.. >> Chi tiết
- Cổ phiếu Amazon lọt nhóm “hạng sang”, Jeff Bezos sắp “vượt mặt” Bill Gates
Amazon niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ từ ngày 15/5/1997, với mức giá 18 USD/cổ phiếu. Sau hơn 20 năm, giá cổ phiếu của hãng đã tăng tới hơn… 50.000%.
Ngày 31/5/2017, cổ phiếu Amazon niêm yết trên sàn Nasdaq chạm mốc 1.001,20 USD/cổ phiếu, tăng khoảng 40% so với một năm trước đó và gấp đôi so với mức tăng 15% của chỉ số S&P 500 trong cùng thời kỳ.. >> Chi tiết
- Kiếm 1 triệu USD trong 3 tháng nhờ bán hàng online
Thương mại điện tử đã giúp Trevor Chapman chuyển từ công việc ngốn 12 giờ mỗi ngày sang chỉ 1 giờ làm việc mỗi tuần, với doanh thu hằng tháng 350.000 USD.. >> Chi tiết
- Mỹ rút khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu
"Tôi đã hứa sẽ rút lui hoặc tái đàm phán mọi thỏa thuận không vì các lợi ích của Mỹ", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong bài phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 1/6.
"Mỹ sẽ dừng thực hiện Hiệp định Paris phi ràng buộc, kết thúc gánh nặng tài chính và kinh tế mà thỏa thuận này tạo ra cho Mỹ".. >> Chi tiết