Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 1/4 tăng 800.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã giảm 900.000 đồng/lượng chiều mua vào và 500.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện đứng ở mức 99,40 – 102,10 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng mạnh 38,3 USD lên mức 3.123 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên vùng 3.140 USD, trước khi lùi về vùng 3.130 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,06 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 1/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.835 đồng/USD, giảm nhẹ 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.460 – 25.820 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ từ hơn 82.600 USD lên 83.300 USD, thì sang ngày hôm nay tiếp đà hồi phục và lên 84.300 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,16 USD (+0,22%), lên 71,64 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,14 USD (+0,19%), lên 74,87 USD/thùng.
VN-Index hồi phục hơn 10 điểm
Sau phiên sáng cho tín hiệu hạ nhiệt, thị trường bước vào phiên chiều đã gặp áp lực điều chỉnh mạnh hơn khiến VN-Index lùi dần về tham chiếu.
Tuy nhiên, lực cầu cũng nhanh chóng quay trở lại, giúp sắc xanh mở rộng trên bảng điện tử, trong khi đó, nhiều mã trong nhóm VN30 cũng đảo chiều nhích nhẹ, đã giúp chỉ số VN-Index bật lên, tăng hơn 10 điểm khi đóng cửa.
Kết thúc phiên giao dịch 1/4: VN-Index tăng 10,47 điểm (+0,80%), lên 1.317,33 điểm; HNX-Index tăng 1,35 điểm (+0,58%), lên 236,42 điểm; UpCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,40%), lên 98,44 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ Hai (31/3), với Dow Jones và S&P 500 hồi phục, trong khi Nasdaq giảm do nhóm công nghệ vẫn chưa thể bật hồi phục và các nhà đầu tư tiếp cận thận trọng trước khi các kế hoạch thuế quan của chính quyền Trump được công bố.
Trong tháng 3, Dow Jones giảm 4,2%, chỉ số S&P 500 mất 5,8%, ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2022, trong khi Nasdaq Composite bốc hơi 8,2%.
Trong quý I/2025, Dow Jones mất 1,3%, chỉ số S&P 500 giảm 4,6% và Nasdaq Composite lao dốc 10,4% - ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ mức giảm 22,4% trong quý II/2022.
Kết thúc phiên 31/3: Chỉ số Dow Jones tăng 417,86 điểm (+1,00%), lên 42.001,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 30,91 điểm (+0,55), lên 5.611,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 23,70 điểm (-0,14%), xuống 17.299,29 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, phục hồi sau phiên bán tháo hôm qua khiến thị trường lùi về mức thấp nhất trong gần tám tháng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,02% lên 35.624,48 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,11% lên 2.661,73 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, sau khi đón nhận kết quả cho thấy chỉ số sản xuất tiếp tục trong vùng mở rộng vào tháng 3.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,38% lên 3.348,44 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng không đáng kể lên 3.887,68 điểm.
Chỉ số người quản trị mua hàng (PMI) từ Caixin cho thấy ngành sản xuất Trung Quốc đã tăng lên 51,2 điểm trong tháng 3 từ mức 50,8 điểm trong tháng 2.
Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy các nhà đầu tư tập trung vào thị trường mới nổi đang lạc quan về Trung Quốc, với lý do tin tưởng rằng chính sách kích thích sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế và giúp cho chứng khoán của nước này thuận lợi hơn.
Chứng khoán Hồng Kông đã phục hồi từ mức thấp nhất trong bốn tuần, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong bốn tháng, làm giảm bớt một số lo ngại về thuế quan đối ứng từ Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,38% lên 23.206,84 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,24% lên 8.537,34 điểm.
Chỉ số Hang Seng tăng 1,1% lên 23.363,59 vào giờ nghỉ trưa. Chỉ số công nghệ Hang Seng tăng 1,8%. Tại đại lục, chỉ số CSI 300 tăng 0,3% và chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%.
Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục nhờ lực cầu bắt đáy sau phiên giảm tới 3% trong ngày hôm qua.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 40,27 điểm, tương đương 1,62% lên 2.521,39 điểm.
Dữ liệu vĩ mô cho thấy lĩnh vực sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 3, với chỉ số PMI giảm xuống 49,1 điểm từ 49,9 điểm trong tháng 2.
Trong khi đó, xuất khẩu tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao nhất trong ba tháng là 58,3 tỷ USD vào tháng 3/2025, thấp hơn một chút so với dự báo, với xuất khẩu chất bán dẫn tăng 11,9%.
Kết thúc phiên 1/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 6,92 điểm (+0,02%), lên 35.624,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 12,69 điểm (+0,38%), lên 3.348,44 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 87,26 điểm (+0,38%), lên 23.206,84 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 40,27 điểm (+1,62%), lên 2.52139 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp
Dưới góc độ người gửi tiền, cá nhân và tổ chức gửi tiền đều mong muốn nhận lãi suất cao. Nhưng với vai trò người đi vay, doanh nghiệp và người dân luôn mong muốn được vay với lãi suất thấp. Đây là bài toán khó mà các tổ chức tín dụng phải giải quyết..>> Chi tiết
- Những ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận quý I/2025
Các chuyên gia của VCBS dự báo, biên lãi ròng (NIM) của nhiều ngân hàng sẽ được cải thiện trong năm 2025, nhờ triển vọng tăng trưởng tín dụng tích cực, đặc biệt tại các ngân hàng như VIB, Techcombank, MB, HDBank và VPBank. Ngoài ra, một số ngân hàng như MSB và Sacombank được kỳ vọng sẽ ghi nhận thu nhập đột biến từ hoạt động thu hồi nợ xấu..>> Chi tiết
- Rủi ro thuế quan thúc đẩy sự di cư của tài sản rủi ro sang nơi trú ẩn an toàn
Nỗi lo ngại trước thông báo về thuế quan thương mại dự kiến của Tổng thống Donald Trump đang bao trùm các thị trường tài chính và hướng các nhà đầu tư đến nơi trú ẩn an toàn..>> Chi tiết