Thị trường tài chính 24h: Biến động tỷ giá có dấu hiệu chững lại

Thị trường tài chính 24h: Biến động tỷ giá có dấu hiệu chững lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm; CASA hồi phục nhanh; Theo dấu dòng tiền tháng 6; Thúc đẩy tích cực các kênh tài sản; Doanh nghiệp Mỹ sốt ruột với chính sách lãi suất cao của Fed…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 8,1 USD lên 2.325 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng điều chỉnh nhẹ và lùi về 2.315 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,81 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.245 đồng/USD, giảm 9 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.217 – 25.457 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ gần 66.400 USD lên 69.900 USD thì sang ngày hôm nay đã đảo chiều giảm và lùi về 67.200 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,79 USD (-1,01%), xuống 77,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,74 USD (-0,90%), xuống 81,86 USD/thùng.

VN-Index giữ mốc 1.300 điểm

Nỗ lực giữ vững mốc 1.300 điểm trong phiên sáng tiếp tục được kéo sang phiên chiều trong bối cảnh bảng điện tử duy trì sự phân hóa mạnh. Có thời điểm VN-Index thủng mốc này, nhưng cũng nhanh chóng quay trở lại, khi dòng tiền nâng tìm đến nhóm ngân hàng, dù lực cầu không thực sự mạnh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 27,58 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 1.404,98 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/6: VN-Index tăng 1,32 điểm (+0,10%), lên 1.301,51 điểm; HNX-Index tăng 0,05 điểm (+0,02%), lên 248,36 điểm; UpCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,12%), lên 99,02 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ phân hóa trong phiên thứ Tư (12/6), sau khi thông báo chính sách mới nhất của Fed và dữ liệu lạm phát tháng 5 cho thấy lạm phát đang giảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 không thay đổi so với tháng trước, thấp hơn so với dự báo tăng 0,1%. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số lạm phát tăng 3,3%, cũng thấp hơn so với dự báo và thể hiện sự chậm lại so với tốc độ tăng 3,4% trước đó.

Trong khi đó, Fed cũng dự báo chỉ thấy có một đợt hạ lãi suất diễn ra trong năm nay. Điều đó giảm so với dự báo 3 đợt hạ lãi suất vào đầu năm 2024.

Kết thúc phiên 12/6: Chỉ số Dow Jones giảm 35,12 điểm (-0,09%), xuống 38.712,21 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 45,71 điểm (+0,85%), lên 5.421,03 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 264,89 điểm (+1,53%), lên 17.608,44 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm, khi sự thận trọng dâng cao trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào thứ Sáu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,40% xuống 38.820,47 điểm, sau khi có lúc đã tăng vượt qua mức 39.000 điểm vào đầu phiên.

Chỉ số Topix cũng đảo chiều giảm 0,89% xuống 2.731,78 điểm.

Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị chip Advantest tăng 2,39% để hỗ trợ tốt nhất cho Nikkei 225. Ngược lại, cổ phiếu Tokyo Electron giảm 0,87% là lực cản lớn nhất đến chỉ số.

BOJ sẽ kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Sáu và dự kiến sẽ giữ lãi suất ổn định và xem xét liệu có nên đưa ra chỉ dẫn rõ ràng hơn không về kế hoạch cắt giảm bảng cân đối kế toán.

Theo đó, BOJ sẽ xem xét cắt giảm việc mua trái phiếu tại cuộc họp kết thúc vào thứ Sáu, tờ Nikkei đưa tin, bước đầu tiên để giảm bảng cân đối kế toán với gần 5 nghìn tỷ USD hiện tại.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi thuế quan bổ sung của châu Âu đối với ô tô điện nước này làm sâu sắc thêm quan ngại về đà hồi phục nền kinh tế kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,28% xuống 3.028,92 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,51% xuống 3.526,13 điểm.

Ủy ban châu Âu thông báo sẽ áp dụng các mức thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc tăng thuế này sẽ bắt đầu từ tháng 7, và được cho sớm muộn cũng bị Trung Quốc đáp trả.

Các nhà đầu tư đang theo dõi thông báo lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (MLF) vào cuối tuần để hiểu được định hướng chính sách tiền tệ của Bắc Kinh.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, sau khi dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất, trong khi mức thuế thấp hơn dự kiến ​​của Ủy ban Châu Âu đối với xe điện Trung Quốc đã mang lại sự hỗ trợ cho lĩnh vực này.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,97% lên 18.112,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,98% lên 6.421,81 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, theo chân đà đi lên của Phố Wall đêm qua với các công ty liên quan đến chip nhích lên.

Đóng cửa, chỉ số Kospi tăng 26,72 điểm, tương đương 0,98% lên 2.754,89 điểm.

Các công ty lớn như Samsung Electronics và SK Hynix đã chứng kiến mức tăng đáng kể, lần lượt tăng 2,75% và 3,26%, được thúc đẩy bởi mức tăng 2,9% của chỉ số bán dẫn Philadelphia đêm qua.

Kết thúc phiên 13/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 156,24 điểm (-0,40%), xuống 38.720,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,55 điểm (-0,28%), xuống 3.028,92 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 174,79 điểm (+0,97%), lên 18.112,63 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 26,72 điểm (+0,98%), lên 2.754,89 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- CASA hồi phục nhanh

Sau giai đoạn sụt giảm mạnh từ giữa năm 2022 đến giữa năm 2023, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) ghi nhận sự hồi phục tích cực..>> Chi tiết

- Theo dấu dòng tiền tháng 6

Biến động tỷ giá có dấu hiệu chững lại, nền lãi suất huy động vẫn đang duy trì ở mức thấp, góp phần thu hút dòng tiền nhàn rỗi đầu tư vào thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

- Chứng khoán chờ giải bài toán nâng hạng

Nỗ lực thời gian qua của thị trường chứng khoán Việt Nam phần nào được ghi nhận, khi Công ty nghiên cứu dữ liệu đầu tư MSCI giảm số lượng tiêu chí cần cải thiện của thị trường từ 9 xuống 8..>> Chi tiết

- Thúc đẩy tích cực các kênh tài sản

Thông tin nhận được nhiều sự chú ý của các nhà quan sát thị trường tuần qua là tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 5 lên đến gần 7,9 triệu tài khoản, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân có hơn 7,87 triệu tài khoản, tương đương gần 8% dân số Việt Nam..>> Chi tiết

- Doanh nghiệp Mỹ sốt ruột với chính sách lãi suất cao của Fed

Bước vào năm 2024 với kỳ vọng lãi suất giảm, doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ đã lên kế hoạch lớn để mua thiết bị hoặc nhà ở. Nhưng nay những ý tưởng đó đành gác lại..>> Chi tiết

Tin bài liên quan