Thị trường niken cao cấp có thể thâm hụt nguồn cung vào năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhu cầu về loại niken cao cấp dùng để sản xuất pin xe điện dự kiến sẽ vượt nguồn cung trong những năm tới.
Thị trường niken cao cấp có thể thâm hụt nguồn cung vào năm 2030

Allan Ray Restauro, nhà phân tích khai thác và kim loại tại BloombergNEF cho biết, sản lượng niken loại 1 khó có thể tăng tốc đủ nhanh để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng, ngay cả khi sản xuất các loại kim loại chất lượng thấp hơn tăng vọt.

“Thị trường niken loại 1 vẫn có nguy cơ thâm hụt trước cuối thập kỷ này”, ông cho biết.

Mặc dù tăng trưởng chậm lại trong vài năm qua, doanh số bán xe điện được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ tới, thúc đẩy nhu cầu về pin lithium ion và do đó làm tăng nhu cầu về niken loại 1 – là loại niken có độ tinh khiết cao và thường được sử dụng để sản xuất.

Tuy nhiên, chưa đến 40% tổng nguồn cung niken vào năm 2030 là Loại 1 và hơn 60% sẽ là Loại 2, trong đó niken loại 2 đề cập đến loại có nguồn gốc từ quặng chất lượng thấp có nhiều ở Indonesia và phần lớn là được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thép không gỉ. Mặc dù tỷ lệ nguồn cung hiện tại gần như giữ nguyên nhưng nhu cầu về niken loại 1 cho pin xe điện dự kiến ​​sẽ vượt xa niken loại 2 vào năm 2030.

Indonesia hiện chiếm khoảng một nửa sản lượng niken khai thác trên thế giới. BloombergNEF dự đoán việc mở rộng sản xuất từ ​​nước này sẽ đẩy tổng nguồn cung niken tinh chế sơ cấp lên khoảng 6 triệu tấn trên toàn cầu vào năm 2030 từ mức dưới 4 triệu tấn trong năm ngoái. Các nhà phân tích cũng dự đoán nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng với tốc độ chậm hơn và dưới 5 triệu tấn trong cùng kỳ.

Điều này phản ánh tình trạng dư cung ngày càng trầm trọng do sản lượng đến từ Indonesia nhiều hơn, nhưng đối với niken Loại 2 cấp thấp hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng nguồn cung loại 1 lại yếu hơn.

“Tình hình đối với niken sunfat đang có xu hướng tương tự với niken loại 1… Thị trường niken sunfat sẽ vẫn thắt chặt, đã thắt chặt và thậm chí có thể sẽ ... thâm hụt vào đầu năm 2028”, nhà phân tích Allan Ray Restauro cho biết.

Các công ty Trung Quốc đã xây dựng hàng chục nhà máy luyện niken ở Indonesia, đặc biệt là sau khi Indonesia đưa ra lệnh cấm vĩnh viễn xuất khẩu quặng niken vào đầu năm 2020. Quần đảo Sulawesi và Halmahera đã trở thành trung tâm của các cơ sở luyện niken, nhưng hầu hết các nhà máy luyện đều sản xuất gang niken, nguyên liệu cho thép không gỉ.

Chỉ một số ít nhà máy xử lý quặng cấp thấp của Indonesia thông qua lọc axit áp suất cao để tạo ra các vật liệu được gọi là kết tủa hydroxit hỗn hợp, sau đó được tinh chế thành niken sunfat và coban sunfat, cũng là nguyên liệu cho pin.

Trong khi đó, nhà phân tích Restauro nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng của các nhà sản xuất niken Indonesia đang tìm cách cung cấp cho ngành công nghiệp pin xe điện trước sự phổ biến ngày càng tăng của pin lithium ferrophosphate (LFP) ở Trung Quốc, vốn chiếm hơn một nửa doanh số bán xe điện toàn cầu.

Pin LFP không chứa niken, trong khi pin làm từ niken có mật độ năng lượng cao hơn cho xe điện chạy đường dài thì hiệu suất của pin LFP gần đây đã được cải thiện, mang lại cho chúng lợi thế ngoài mức giá rẻ hơn.

“Thị phần pin LFP đã tăng lên đều đặn, chiếm 44% thị phần vào năm ngoái đối với xe điện chở khách, tăng từ mức 27% vào năm 2021”, nhà phân tích Allan Ray Restauro cho biết.

Adriansyah Chaniago, Phó chủ tịch của nhà sản xuất niken lớn Vale Indonesia cho biết, công ty đang thực hiện các dự án phát triển nhà máy luyện kim cho cả nguyên liệu thép không gỉ và pin.

“Tất nhiên, chúng tôi hy vọng pin xe điện sẽ thúc đẩy tăng trưởng cao hơn... Trong tương lai, chúng tôi sẽ phải xem liệu chúng tôi sẽ tập trung vào lĩnh vực pin xe điện hay thép không gỉ”, ông cho biết.

Tin bài liên quan