Cơ hội cho khối ngoại trong các thương vụ M&A địa ốc đang rõ nét hơn. Ảnh: Shutterstock.

Cơ hội cho khối ngoại trong các thương vụ M&A địa ốc đang rõ nét hơn. Ảnh: Shutterstock.

Thị trường M&A địa ốc: Cờ đến tay khối ngoại?

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bất chấp thị trường tạm thời suy thoái, tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài.

Lộ diện các thương vụ

Trong báo cáo mới đây về cơ hội trên thị trường mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản, JLL cho biết, thời gian gần đây, thị trường chứng kiến ​​hoạt động M&A sôi động với nhiều thương vụ lớn. Điều này đã phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng.

Theo Real Capital Analytics, tổng khối lượng bán các thương vụ M&A bất động sản được công bố chính thức tại Việt Nam đạt hơn 1,5 tỷ USD vào năm 2022 – mức cao nhất kể từ năm 2018. Bước sang năm 2023, kết thúc 6 tháng đầu năm, giá trị giao dịch trên thị trường đạt hơn 500 triệu USD – cao hơn mức cùng kỳ năm 2019 (trước dịch Covid-19).

Theo JLL, thị trường đã xuất hiện một số thương vụ nổi bật: Quỹ Tín thác SHREIT của Thái Lan mới đây đã hoàn tất các thương vụ khách sạn lớn nhất, đó là bán Khách sạn IBIS Sài Gòn South và Khách sạn Capri by Frasers (TP.HCM) cho LT Rubicon có trụ sở tại Vương quốc Anh, với giá khoảng 33 triệu USD vào tháng 6/2023.

Một thương vụ khác - Keppel Land đã ký các thỏa thuận ràng buộc để mua lại từ Tập đoàn Khang Điền 49% cổ phần trong hai dự án khu dân cư liền kề tại Thành phố Thủ Đức với tổng giá trị là 136 triệu USD trong cùng tháng.

Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Cơ hội phất cờ cho khối ngoại

Theo JLL, trong giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 2014 đến năm 2018, hầu hết các tài sản chất lượng cao vẫn nằm trong tay các chủ đầu tư Việt Nam nhờ năng lực phát triển đất đai, thực hiện dự án và bán hàng tốt. Tuy vậy, điều này cũng cản trở sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào việc phát triển vùng đất mới. Với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường hiện tại, các chủ đầu tư trong nước buộc phải cơ cấu lại sản phẩm và danh mục đầu tư của mình. Từ đó, có động lực hơn và cởi mở hơn với các cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, JLL cho rằng, giá giao dịch đã không giảm mạnh như kỳ vọng, bất chấp môi trường lãi suất tăng và khả năng tiếp cận nguồn vốn bị thắt chặt. Trong thập kỷ qua, chi phí mua và nắm giữ tài sản cao đã khiến các chủ đất không có nhiều cơ hội để giảm giá đáng kể. Mặc dù mối quan tâm đầu tư vẫn duy trì nhờ tiềm năng tăng trưởng dài hạn của thị trường, nhưng sự thiếu linh hoạt trong đàm phán giá đã khiến tốc độ giao dịch thị trường chậm lại trong thời gian gần đây.

JLL cho rằng, trong thời gian tới, có thể sẽ xuất hiện nhiều giao dịch thành công hơn được công bố do hạn chế tài chính giữa các chủ đất địa phương vẫn tồn tại. Do Việt Nam đang trong quá trình cải cách pháp lý với luật đất đai và luật nhà ở được sửa đổi và có hiệu lực vào năm 2024, đồng thời những khó khăn kinh tế toàn cầu vẫn còn kéo dài, khó có khả năng tình hình tài chính thắt chặt của các nhà phát triển địa phương sẽ giảm bớt nhanh chóng.

Do đó, có thể có nhiều lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư tiềm năng vì sẽ có nhiều người bán có động lực hơn trên thị trường. Với nền tảng thị trường vững chắc cho sự tăng trưởng dài hạn của đất nước, các nhà đầu tư bất động sản rất có thể sẽ tìm thấy những lựa chọn khả thi cho kế hoạch mở rộng của họ tại Việt Nam.

Tin bài liên quan