Thị trường hàng hóa tuần từ 18/11 – 22/11: Áp lực nguồn cung đè nông sản, chuyển biến xấu đàm phán Mỹ - Trung khiến giá kim loại tăng

(ĐTCK) Những diễn biến bất thường về nguồn cung, chuyển biến xấu đàm phán thương mại Mỹ - Trung là những thông tin ảnh hưởng lớn nhất tới diễn biến thị trường hàng hóa toàn cầu thời gian vừa qua.
Thị trường hàng hóa tuần từ 18/11 – 22/11: Áp lực nguồn cung đè nông sản, chuyển biến xấu đàm phán Mỹ - Trung khiến giá kim loại tăng

Nhóm hàng nông sản có những biến động trái chiều khi giá Ngô giảm 0,59%, giá Đậu tương cũng giảm mạnh 2,31% trong khi giá Lúa mỳ lại tăng mạnh 2,52%. Giá Ngô có những biến động mạnh trong tuần do những tác động trái chiều từ việc tác động của thời tiết xấu lên Ngô Mỹ không quá nặng đẩy giá Ngô xuống và thông tin giao hàng xuất khẩu tốt hỗ trợ giá, nhưng chốt tuần giá Ngô vẫn giảm do yếu tố thời tiết có tác động mạnh và lâu dài hơn.

Thị trường hàng hóa tuần từ 18/11 – 22/11: Áp lực nguồn cung đè nông sản, chuyển biến xấu đàm phán Mỹ - Trung khiến giá kim loại tăng ảnh 1

Giá Đậu tương giảm liên tục trong tuần vừa rồi do tiến triển đàm phán thương mại Mỹ - Trung liên tục có những thông tin bất lợi khi thỏa thuận này được cho là sẽ bị lùi lại đến năm sau. Giá Lúa mỳ tăng mạnh trong tuần vừa rồi do cuộc đình công của công nhân ngành đường sắt Canada làm đình trệ quá trình vận chuyển Lúa mỳ xuất khẩu của nước này. Thời tiết sắp đi vào mùa đông và tình hình đình công tại Canada sẽ là yếu tố định hướng giá nông sản trong tuần tới.

Trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ, giá cà phê Arabica và Robusta đều tăng với mức tăng lần lượt là 5,47% và 0,21% chủ yếu do tác động từ thông tin nguồn cung sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2019/20 của Brazil giảm mạnh.

Giá Ca cao quay đầu giảm mạnh 2,39% trong tuần này sau khi số liệu từ Bờ Biển Ngà cho thấy sản lượng xuất khẩu Ca cao của nước này đã tăng so với năm ngoái. Giá Bông thế giới cũng giảm 2,76% do doanh số xuất khẩu kém cùng tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn trong khi mối quan hệ Mỹ - Trung chưa được cải thiện. Ngược lại, giá Đường lại tăng 0,79% sau khi báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng và tồn kho Đường thế giới sẽ giảm trong niên vụ 2019/20.

Nhóm hàng kim loại bất ngờ cùng tăng trong tuần này với mức tăng của Bạc là 0,32% còn của Đồng là 0,28%. Bạc tăng do chuyển biến xấu của đàm phán thương mại Mỹ - Trung còn giá Đồng được hỗ trợ bởi động thái hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc làm dấy lên hi vọng tăng nhu cầu cho kim loại nguyên liệu.

Thị trường hàng hóa tuần từ 18/11 – 22/11: Áp lực nguồn cung đè nông sản, chuyển biến xấu đàm phán Mỹ - Trung khiến giá kim loại tăng ảnh 3

Mặt hàng nguyên liệu công nghiệp nặng cao su RSS3 đã tăng 2,75% trong tuần vừa rồi nhờ sự hỗ trợ của những hi vọng thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc và sự hỗ trợ của đà tăng của giá Dầu thô khi các thành viên OPEC+ cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô thế giới.

Sang tuần, yếu tố cung cầu và tình hình kinh tế thế giới tiếp tục là yếu tố tác động chính lên giá các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp và kinh loại quý.

Tin bài liên quan