Thị trường hàng hoá chịu áp lực trước sự bùng phát biến thể Delta ở Trung Quốc

Thị trường hàng hoá chịu áp lực trước sự bùng phát biến thể Delta ở Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Diễn biến trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong những ngày tới phần lớn sẽ chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để chế ngự sự bùng phát của biến thể delta, điều này có thể sẽ tác động lớn tới thị trường từ nông sản tới dầu mỏ.

Lo ngại về biến thể Delta đã đưa giá dầu thô Mỹ xuống dưới 70 USD/thùng trong tuần này khi các nhà đầu tư theo dõi nỗ lực của Bắc Kinh và các chính phủ châu Á khác nhằm ngăn chặn bùng phát nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, các biện pháp phong toả và các quy định hạn chế khác đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu.

Ảnh hưởng từ biến thể Delta

Các quốc gia châu Á từ Indonesia đến Thái Lan và Nhật Bản đang phải vật lộn với làn sóng lây nhiễm gia tăng nhưng sự bùng phát của Trung Quốc gây ra mối lo ngại lớn nhất đối với các thị trường hàng hóa.

Đợt tăng giá của thị trường hàng hoá trong năm qua chủ yếu được củng cố bởi nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi. Giờ đây, biến thể Delta sẽ kiểm nghiệm cách kiểm soát dịch chặt chẽ của Trung Quốc. Các nhà đầu tư sẽ cảnh giác vào tuần tới về những tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đã xoay chuyển được tình thế hoặc sẽ áp đặt những biện pháp hạn chế thậm chí còn cứng rắn hơn để kiểm soát dịch.

Cho đến nay, những biện pháp hạn chế đang ảnh hưởng đến hoạt động vận tải, với giao thông đường bộ ở các thành phố Trung Quốc bị ảnh hưởng chỉ còn duy trì ở mức 70% so với mức bình thường và các chuyến bay hàng ngày giảm 1/3. Trong khi đó, giá lợn hơi giảm cho thấy nhu cầu lương thực có thể xuất hiện những nhịp tăng mới khi nhiều người ở nhà hơn.

Giá dầu thô

Giá dầu đã chịu tác động mạnh mẽ bởi sự lây lan của biến thể delta. Giá dầu WTI đang hướng tới tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 khi biến thể Delta đe dọa sự phục hồi trên khắp châu Á. Trong khi đó, những nỗ lực của Ả Rập Xê Út nhằm đẩy giá dầu đang phản tác dụng khi nhu cầu chậm lại trong khi cạnh tranh nguồn cung căng thẳng.

Nhu cầu dầu có dấu hiệu sụt giảm diễn ra chỉ vài tuần sau khi OPEC+ đồng ý tiếp tục nới lỏng cắt giảm sản lượng đã áp đặt vào năm ngoái.

Rủi ro của việc việc hạn chế hoạt động kéo dài hơn hoặc ở quy mô lớn ở Trung Quốc và châu Á có thể khiến OPEC+ xem xét lại quyết định. OPEC sẽ công bố triển vọng thị trường hàng tháng mới nhất vào thứ Năm (12/8) cùng ngày với lời đề nghị từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và số liệu hàng tháng từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Giá năng lượng

Giá năng lượng đang tăng trên toàn thế giới khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch, làm dấy lên lo ngại về lạm phát và thiếu điện.

Giá khí đốt của châu Âu đã tăng kỷ lục vào thứ Sáu (6/8) trong bối cảnh nguồn cung từ Nga bị thắt chặt.

Tại Mỹ, giá khí đốt tự nhiên cũng đạt mức cao nhất trong 31 tháng do nguồn cung toàn cầu suy giảm và thời tiết nóng bức vào mùa hè hạn chế việc cung cấp hàng tồn kho cho mùa đông. Việc cung cấp khí đốt đến Châu Á gần như đạt mức cao nhất mọi thời đại vào thời điểm này trong năm.

Giá ngô

Các nhà phân tích dự báo Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ cắt giảm ước tính về sản lượng ngô của Mỹ. Trong cả tháng 6 và tháng 7, Bộ Nông nghiệp Mỹ vẫn giữ nguyên ước tính ngay cả khi hạn hán mở rộng ở nửa phía tây nước Mỹ, làm ảnh hưởng đến mùa màng ở những cánh đồng bị ảnh hưởng.

Những cú sốc về nguồn cung có thể là cần thiết để đẩy giá ngô và đậu tương vượt qua mức đỉnh đã đạt được hồi đầu năm. Trong khi trời nóng và khô ở miền Tây nước Mỹ, điều kiện thời tiết ở miền Đông lại ôn hòa và ẩm ướt hơn. Hiện tại, Bộ Nông nghiệp Mỹ đang dự báo nguồn cung ngô và đậu tương có thể tăng nhẹ trong mùa vận chuyển tới.

Tin bài liên quan