Dự án Nhà máy Kymdan Củ Chi sẽ giảm được gần 200 tấn CO2 mỗi năm khi đi vào hoạt động bằng việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái

Dự án Nhà máy Kymdan Củ Chi sẽ giảm được gần 200 tấn CO2 mỗi năm khi đi vào hoạt động bằng việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái

Thị trường điện mặt trời áp mái tăng nhiệt ở những tháng cuối năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), lũy kế đến ngày 31/8/2020, sản lượng điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà của khách hàng phát lên lưới đạt 195,31 triệu kWh.

Bên cạnh đó, Tổng công ty đã thực hiện thanh toán tiền mua điện mặt trời mái nhà cho 19.685 khách hàng, với tổng số tiền là 350,6 tỷ đồng, tương ứng sản lượng điện phát lên lưới là 171,14 triệu kWh.

Với lợi ích về giá trị kinh tế xã hội đã được kiểm chứng thực tế, nhu cầu đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo vẫn trên đà tăng trưởng mạnh và nhận được sự quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, chính phủ mà ngay cả các ngân hàng cũng nhập cuộc.

Biến động kinh tế do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 gây tác động trực tiếp đến nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới, tuy nhiên đi ngược dòng tăng trưởng âm đó, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng duy nhất duy trì được mức tăng trưởng dương.

Lý do quan trọng lý giải điều này chính là khả năng sinh lời từ việc đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời mái nhà.

Xét riêng tại Việt Nam, khoản lợi nhuận đầu tiên có thể kể đến chính là phần chi phí mà nhà đầu tư tiết kiệm được khi sử dụng điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà thay cho nguồn điện truyền thống, chưa kể đến phần thu nhập từ lượng điện dư đẩy lưới được EVN mua lại.

Điện mặt trời mái nhà tiếp tục nhận được nhiều sự hỗ trợ để tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp

Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công thương, các cơ chế cho việc lắp đặt, vận hành và mua - bán điện mặt trời mái nhà ngày càng rõ ràng và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp.

Tiêu biểu như văn bản số 7088/BCT-ĐL ngày 22/9/2020, được Bộ Công thương gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà nêu rõ “Mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”.

Mặc dù EVNSPC đã hoàn thành mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà năm 2020, nhưng các EVN tại địa phương vẫn thường xuyên phối hợp cùng các đơn vị cung cấp hệ thống điện mặt trời mái nhà thực hiện các Hội thảo giới thiệu điện mặt trời mái nhà.

Điều này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các gói giải pháp đầu tư cũng như được giải đáp kịp thời các thắc mắc liên quan đến cơ chế lắp đặt và vận hành hệ thống.

TTC Energy giới thiệu các gói giải pháp đầu tư đến các doanh nghiệp tại Hội nghị “Phát triển điện mặt trời mái nhà” do EVN PC Củ Chi phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi tổ chức

TTC Energy giới thiệu các gói giải pháp đầu tư đến các doanh nghiệp tại Hội nghị “Phát triển điện mặt trời mái nhà” do EVN PC Củ Chi phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi tổ chức

Thường xuyên được đồng hành cùng EVN địa phương tại các Hội thảo có thể kể đến là Công ty cổ phần Năng lượng TTC (TTC Energy), một trong những đơn vị trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam.

Bên cạnh các hội thảo mà TTC Energy tham gia cùng EVNHCMC, EVN PC Bình Chánh, EVN PC Tân Phú, EVN PC Thủ Thiêm, vừa qua TTC Energy tiếp tục giới thiệu về điện mặt trời mái nhà cũng như các gói giải pháp đầu tư phù hợp đến gần 400 doanh nghiệp tại địa bàn Củ Chi và Gò Vấp, khi tham gia cùng EVN PC Củ Chi và EVN PC Gò Vấp vào ngày 24/09 và 25/09/2020.

Theo đó, nhiều câu hỏi của doanh nghiệp đặt ra tại các hội thảo đã được TTC Energy giải đáp, giúp doanh nghiệp dễ dàng quyết định và có lựa chọn phù hợp. Trong đó được quan tâm nhiều nhất là tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hệ thống khi vòng đời trung bình lên đến 20 năm.

Các tiêu chí được ưu tiên để các doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn đối tác thường là quy mô, năng lực tài chính và kinh nghiệm vận hành lắp đặt để có thể không chỉ đảm bảo năng suất hoạt động mà còn đảm bảo khả năng đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian khai thác hệ thống.

Các gói tín dụng xanh được nhiều ngân hàng ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Cùng với các hoạt động thúc đẩy điện mặt trời mái nhà từ Bộ Công thương và EVN, nhiều ngân hàng cũng đã tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo bằng những gói tín dụng xanh, cho vay lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với tài sản đảm bảo là hệ thống được hình thành từ vốn vay.

Để giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay kể trên, TTC Energy vừa qua đã hợp tác với các ngân hàng như Sacombank, MBBank, OCB,… theo đó khi doanh nghiệp là khách hàng của TTC Energy sẽ được ưu tiên vay lên đến 70% giá trị hệ thống, với thời gian vay tối đa 7 năm.

Đồng thời, trong khuôn khổ hợp tác của EVNHCMC với các đơn vị cung cấp hệ thống điện mặt trời mái nhà, TTC Energy vẫn đang áp dụng gói ưu đãi giảm 100 triệu/ 100kWp hệ thống mà doanh nghiệp đầu tư lắp đặt.

Có thể nói, với nhiều cơ chế ưu đãi đồng loạt được áp dụng hiện nay, đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà chính là hướng đầu tư hiệu quả cho doanh nghiệp, vì một tương lai phát triển bền vững cho chính doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.

Tin bài liên quan