Thị trường chứng khoán tháng 4 năm nay diễn ra khá yên ả, thậm chí có thể nói rằng buồn tẻ, khi thanh khoản ở mức khá thấp, đa phần giá trị giao dịch trên HOSE chỉ đạt trên dưới 10.000 tỷ đồng/phiên, và biên độ dao động giá của VN-Index phần lớn chỉ ở mức thấp và tổng cộng giảm hơn 15,5 điểm trong tháng về gần 1.050 điểm.
Có lẽ cũng cần nhắc lại tháng 4 năm ngoái, năm 2022, khi thị trường có tháng “ác mộng”, với liên tiếp có những phiên giảm điểm sâu và dù phục hồi vào cuối tháng, VN-Index vẫn để mất hơn 125 điểm, tương đương 8,4%, mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ thời điểm tháng 3/2020.
Nguyên nhân khiến thị trường chao đảo liên quan đến thông tin khởi tố, bắt tạm giam một số lãnh đạo doanh nghiệp, sau đó là các tin giả, tin đồn vô căn cứ đã phủ bóng và len lỏi khắp trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, các hội nhóm chứng khoán...
Về diễn biến các chỉ số chính, nếu xét riêng về tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 18 năm qua, VN-Index đa số tăng điểm (10 lần tăng, 7 lần giảm, cùng mức giảm không đáng kể trong năm 2023 này), trong khi HNX-Index khá cân bằng (9 tăng và 7 giảm và một tuần gần như không đổi).
Với VN-Index, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ trong 18 năm là năm 2011 với mức tăng 5,18%, trong khi năm giảm mạnh nhất là năm 2018 với mức giảm 6,22%. Tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay 2020, VN-Index giảm 0,9%.
Trong khi đó, với HNX-Index năm có tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ là năm 2009 với mức tăng 4,36%, trong khi giảm mạnh nhất là 8,96%. Trong tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay, HNX-Index tăng 0,2%.
Trong tuần giao dịch ngay sau kỳ nghỉ lễ, thống kê 17 năm qua cho thấy, tuần tăng điểm mạnh nhất của VN-Index là vào năm 2009 với mức tăng gần 14% và giảm mạnh nhất là vào năm 2014 khi mất gần 6,2%.
Đối với HNX-Index, tuần tăng mạnh nhất cũng là vào năm 2009, và giảm sâu nhất cũng tương đồng với VN-Index khi cũng là tuần sau kỳ nghỉ năm 2014.
Thống kê các chỉ số VN-Index và HNX-Index trước và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 các năm qua:
Năm |
Tuần trước kỳ nghỉ |
Tuần sau kỳ nghỉ |
||
VN-Index |
HNX-Index |
VN-Index |
HNX-Index |
|
2006 |
+0,69 |
- |
-0,27% |
- |
2007 |
-4,64% |
-8,96% |
+2,52% |
-0,48% |
2008 |
+1,26% |
+0,1% |
-4,22% |
-8,8% |
2009 |
+3,79% |
+4,36% |
+13,68% |
+14,11% |
2010 |
+2,47% |
+0,76% |
-0,06% |
+2,61% |
2011 |
+5,18% |
-0,41% |
-1,54% |
-1,07% |
2012 |
+1,73% |
+2,71% |
+0,54% |
+1,77% |
2013 |
+0,27% |
0% |
+0,15% |
+1,2% |
2014 |
-0,16% |
-0,93% |
-6,15% |
-7,07% |
2015 |
-0,6% |
+0,2% |
-1,4% |
-2,97% |
2016 |
+0,99% |
-0,32% |
+1,36% |
-0,38% |
2017 |
+0,75% |
+0,75% |
+0,36% |
+0,19% |
2018 |
-6,22% |
-7,50% |
-2,2% |
-0,1% |
2019 |
+1,4% |
+1,5% |
-2,65% |
-1,06% |
2020 |
-0,97% |
-0,12% |
+5,8% |
+2,97% |
2021 |
-0,73% |
-0,66% |
+0,2% |
-0,67% |
2022 |
-0,9% |
+1,9% |
-2,73% |
-6,11% |
2023 |
0% | +0,2% | - |
- |
Trong tháng giao dịch tiếp theo, tháng 5 với hiệu ứng hay được nhắc tới là “Sell In May, Go Away” - “Bán trong tháng 5 và đi chơi”, do thường là khoảng thời gian thiếu vắng thông tin hỗ trợ, khiến cho tâm lý giao dịch không quá tích cực, nhà đầu tư cũng hạn chế giải ngân hơn.
Mặc dù vậy, theo thống kê của Báo đầu tư Chứng khoán, trong tháng 5 của 17 năm giao dịch vừa qua, hiệu ứng “Sell In May, Go Away” lại không hẳn chiếm ưu thế với 8 lần tăng và 9 lần giảm.
Nhìn chung khoảng 5, 6 năm trở lại đây, tháng 5/2018 là tháng giảm mạnh nhất, tuy nhiên, việc VN-Index tăng nóng 48% trong năm 2017 và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 thì điều dễ hiểu là khi tâm lý chốt lời mạnh gia tăng, diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất trên thị trường quốc tế tăng, TTCK thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn, khiến VN-Index đã mất 7,52%.
Trong tháng 5/2020, thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, nhưng thị trường lại bật tăng mạnh mẽ, với hiệu ứng dòng tiền của thế hệ nhà đầu tư mới – F0, thanh khoản đạt hơn 111.682 tỷ đồng, tăng gần 33% so với tháng trước đó và giúp VN-Index tăng 12,4%, chỉ đứng sau tháng 5/2009 và tháng 5/2007, thời điểm “sơ khai” của thị trường.
Tháng 5/2021, thị trường tiếp tục lập kỷ lục khởi sắc, với mức tăng 7,15% và toàn bộ 20 phiên giao dịch trên HOSE đều có giá trị khớp lệnh trên 20.000 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp lệnh bình quân trên toàn thị trường đạt mức kỷ lục 24.145 tỷ đồng/phiên.
Tuy vậy, mọi thứ đã rất khác trong tháng 5/2022, khi giá trị và khối lượng giao dịch bình quân trong các phiên lần lượt chỉ khoảng 14.951 tỷ đồng và 540,22 triệu cổ phiếu, giảm 32,4% về giá trị và 20,98% về khối lượng so với tháng 4. Chỉ số VN-Index theo đó đánh rơi 75 điểm, tương đương -5,4%, từ gần 1.367 điểm về 1.292 điểm.
Tháng 5 năm 2023 này sẽ diễn biến ra sao ?
Hiện tại, chỉ số VN-Index đang giao dịch tại mức 0,7 lần P/E trung bình 5 năm và 0,7 lần P/B trung bình 5 năm. Tỷ suất thu nhập trên giá (E/P) của VN-Index trung bình trong tháng 3 ở khoảng 8,7% chưa bao gồm tỷ suất cổ tức là 1,7%. Khoảng cách giữa E/P và lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng tiếp tục nới nhẹ trong tháng 4 khi lãi suất huy động duy trì đà giảm trong khi E/P gần như đi ngang.
Các thông tin và sự kiện có ảnh hưởng lớn đến thị trường trong tháng 5 có lẽ sẽ đến từ bên ngoài, khi Fed có cuộc họp chính sách lãi suất và dự báo cơ quan này sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,5%.
Ở trong nước, có lẽ nhà đầu tư sẽ chờ đợi sự thẩm thấu của một loạt các chính sách mới được tung ra gần đây, như Nghị định 08/2023/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp và sắp tới là Thông tư 16 sửa đổi sẽ giải quyết điểm nghẽn của trái phiếu doanh nghiệp, giải tỏa nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Thông tư 02/2023 vừa mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành giúp giảm áp lực trích lập dự phòng khi nợ tái cơ cấu được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024.
Thông tư 03/2023 cho phép ngân hàng được mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng tín dụng trong năm 2023.
Ngoài ra, Bộ Tài chính hiện cũng đang đề xuất giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% cho tất cả hàng hóa và dịch vụ để kích thích nền kinh tế. Dự kiến chính sách này sẽ được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Tuy nhiên, thị trường không phải không còn thách thức với nỗi lo lớn về lĩnh vực bất động sản vẫn còn đó.
Trong quý II và quý III/2023 sẽ có tới 153.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, với các trái phiếu ngành bất động sản chiếm tỷ lệ gần 40%, tương đương khoảng hơn 61.000 tỷ đồng.
Còn chỉ tính riêng trong tháng 5/2023, giá trị đáo hạn của trái phiếu ở mức 23.024 tỷ đồng, trong đó, có 11.223 tỷ đồng thuộc doanh nghiệp bất động sản, 2.500 tỷ đồng thuộc nhóm ngân hàng và 9.301 tỷ đồng thuộc các ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, áp lực về lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao, thời kỳ tiền rẻ đã qua đi là thách thức chung của nền kinh tế và thị trường chứng khoán nói riêng.
Nhìn vào diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, một trong những cơ sở để đánh giá thanh khoản của hệ thống, cho thấy thời gian qua đã tăng trở lại và tiếp tục duy trì ở mức cao, với lãi suất qua đêm đã trên 6%, như trước thời điểm giảm lãi suất điều hành, cho thấy câu chuyện lãi suất sẽ cần phải tiếp tục theo dõi thêm.
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 của các năm qua:
Năm |
VN-Index |
HNX-Index |
2006 |
-9,5% |
- |
2007 |
+17,06% |
+1,35% |
2008 |
-20,73% |
-29,45% |
2009 |
+27,99% |
+25,33% |
2010 |
-6,44% |
-8,95% |
2011 |
-12,29% |
-16,87% |
2012 |
-9,41% |
-7,25% |
2013 |
+9,25% |
+10,73% |
2014 |
-2,76% |
-5,05% |
2015 |
+1,27% |
+0,58% |
2016 |
+3,35% |
+1,54% |
2017 |
+2,80% |
+4,88% |
2018 |
-7,52% |
-6,3% |
2019 |
-1,9% |
-2,47% |
2020 |
+12,4% |
+2,78% |
2021 |
+7,15% |
+12,8% |
2022 |
-5,42% |
-13,7% |