Tháng 4 năm 2022 này đã có nhiều thời điểm thị trường trải qua cơn ác mộng, khi liên tiếp có những phiên giảm điểm sâu và dù phục hồi vào cuối tháng, nhưng VN-Index vẫn để mất hơn 125 điểm, tương đương 8,4%, mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ thời điểm tháng 3/2020.
Nguyên nhân khiến thị trường chao đảo liên quan đến thông tin khởi tốc, bắt tạm giam một số lãnh đạo doanh nghiệp, sau đó là các tin giả, tin đồn vô căn cứ đã phủ bóng và len lỏi khắp trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, các hội nhóm chứng khoán...
Dù vậy, đà rơi của thị trường được chặn lại kịp thời sau khi Thủ tướng Chính phủ liên tiếp có hai công điện, trong đó chỉ đạo nhiều biện pháp để bảo đảm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành cam kết giữ ổn định thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bởi đây là hai kênh dẫn vốn quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp cùng với kênh vay ngân hàng.
Trong tháng 4/2022, VN-Index giảm 125,35 điểm (-8,4%) xuống 1.366,80 điểm. Còn HNX-Index giảm 83,79 điểm (-18,6%), xuống 365,83 điểm.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4.021 tỷ đồng, sau khi đã bán ròng tới gần 7.000 tỷ trong cả quý I/2022.
Về diễn biến các chỉ số chính, nếu xét riêng về tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 17 năm qua, VN-Index đa số tăng điểm (10 lần tăng, 7 lần giảm), trong khi HNX-Index khá cân bằng (8 tăng và 7 giảm và một tuần gần như không đổi).
Với VN-Index, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ trong 17 năm là năm 2011 với mức tăng 5,18%, trong khi năm giảm mạnh nhất là năm 2018 với mức giảm 6,22%. Tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay 2020, VN-Index giảm 0,9%.
Trong khi đó, với HNX-Index năm có tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ là năm 2009 với mức tăng 4,36%, trong khi giảm mạnh nhất là 8,96%. Trong tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay, HNX-Index tăng 1,9%.
Thống kê các chỉ số VN-Index và HNX-Index trước và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 các năm qua:
Năm |
Tuần trước kỳ nghỉ |
Tuần sau kỳ nghỉ |
||
VN-Index |
HNX-Index |
VN-Index |
HNX-Index |
|
2006 |
+0,69 |
- |
-0,27% |
- |
2007 |
-4,64% |
-8,96% |
+2,52% |
-0,48% |
2008 |
+1,26% |
+0,1% |
-4,22% |
-8,8% |
2009 |
+3,79% |
+4,36% |
+13,68% |
+14,11% |
2010 |
+2,47% |
+0,76% |
-0,06% |
+2,61% |
2011 |
+5,18% |
-0,41% |
-1,54% |
-1,07% |
2012 |
+1,73% |
+2,71% |
+0,54% |
+1,77% |
2013 |
+0,27% |
0% |
+0,15% |
+1,2% |
2014 |
-0,16% |
-0,93% |
-6,15% |
-7,07% |
2015 |
-0,6% |
+0,2% |
-1,4% |
-2,97% |
2016 |
+0,99% |
-0,32% |
+1,36% |
-0,38% |
2017 |
+0,75% |
+0,75% |
+0,36% |
+0,19% |
2018 |
-6,22% |
-7,50% |
-2,2% |
-0,1% |
2019 |
+1,4% |
+1,5% |
-2,65% |
-1,06% |
2020 |
-0,97% |
-0,12% |
+5,8% |
+2,97% |
2021 |
-0,73% |
-0,66% |
+0,2% |
-0,67% |
2022 |
-0,9% |
+1,9% |
- |
- |
Trong tuần giao dịch ngay sau kỳ nghỉ lễ, thống kê 16 năm qua cho thấy, tuần tăng điểm mạnh nhất của VN-Index là vào năm 2009 với mức tăng gần 14% và giảm mạnh nhất là vào năm 2014 khi mất gần 6,2%.
Đối với HNX-Index, tuần tăng mạnh nhất cũng là vào năm 2009, và giảm sâu nhất cũng tương đồng với VN-Index khi cũng là tuần sau kỳ nghỉ năm 2014.
Trong năm gần nhất vừa qua 2022, chỉ số VN-Index chỉ tăng 0,2% ngay trong tuần giao dịch sau kỳ nghỉ lễ. Còn HNX-Index lại giảm 0,67%.
Trong tháng giao dịch tiếp theo, tháng 5 với hiệu ứng hay được nhắc tới là “Sell In May, Go Away” - “Bán trong tháng 5 và đi chơi”, do thường là khoảng thời gian thiếu vắng thông tin hỗ trợ, khiến cho tâm lý giao dịch không quá tích cực, nhà đầu tư cũng hạn chế giải ngân hơn.
Mặc dù vậy, theo thống kê của Báo đầu tư Chứng khoán, trong tháng 5 của 16 năm giao dịch vừa qua, hiệu ứng “Sell In May, Go Away” lại không hẳn chiếm ưu thế với 8 lần tăng và 8 lần giảm.
Nhìn chung khoảng 5, 6 năm trở lại đây, tháng 5/2018 là tháng giảm mạnh nhất, tuy nhiên, việc VN-Index tăng nóng 48% trong năm 2017 và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 thì điều dễ hiểu là khi tâm lý chốt lời mạnh gia tăng, diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất trên thị trường quốc tế tăng, TTCK thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn, khiến VN-Index đã mất 7,52%, còn HNX-Index giảm 6,3%.
Trong tháng 5/2020, thời điểm dịch Covid-19 hoành hành, nhiều nơi trên thế giới vẫn còn phong tỏa, hạn chế đi lại, các chuỗi cung ứng theo đó bị tắc nghẽn, các hoạt động kinh tế, thương mại trên toàn cầu đã đã không còn “bình thường”.
Nhưng tháng 5/2020, thị trường chứng khoán trong nước bật tăng mạnh mẽ, với hiệu ứng dòng tiền của thế hệ nhà đầu tư mới – F0, giúp thanh khoản đạt hơn 111.682 tỷ đồng, tăng gần 33% so với tháng trước đó.
Thêm vào đó, lý do hợp lý nhất để giải thích cho đợt tăng mạnh xu hướng tự nhiên của dòng tiền khi có cơ hội bắt đáy cổ phiếu, cùng niềm lạc quan của nhà đầu tư về sự tái mở cửa hoạt động kinh doanh hậu dịch bệnh.
Qua đó, thúc đẩy tháng 5/2020 là tháng tốt thứ 3 trong lịch sử, khi VN-Index tăng 12,4%, chỉ đứng sau tháng 5/2009 và tháng 5/2007, thời điểm “sơ khai” của thị trường.
Tháng 5/2021, thị trường tiếp tục lập kỷ lục khởi sắc, với mức tăng 7,15% và toàn bộ 20 phiên giao dịch trên HOSE đều có giá trị khớp lệnh trên 20.000 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp lệnh bình quân trên toàn thị trường đạt mức kỷ lục 24.145 tỷ đồng/phiên.
Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), trong tháng 5/2021, số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới là 113.543, tăng 3,2% so với tháng 4. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp số tài khoản cá nhân mở mới trên 100.000 và thiết lập kỷ lục mới, vượt qua mức kỷ lục ghi nhận trước đó là 113.191 tài khoản của tháng 3/2021.
Tháng 5 năm nay sẽ diễn biến ra sao?
Sau tháng 4 giông bão, lực cung đã có dấu hiệu suy yếu hoặc gần như đã cạn kiệt, VN-Index cho tín hiệu tạo đáy và bật tăng trở lại từ vùng 1.300 điểm vào những ngày cuối tháng.
Hệ số P/E của VN-Index hiện tại là 15,2 lần, gần với mức trung bình 10 năm là 15,03 lần, và thấp hơn mức P/E trung bình 5 năm trở lại đây (16,3 lần).
Như vậy có thể thấy, mức giá bình quân của cổ phiếu trên sàn HOSE đã giảm đáng kể, thậm chí nhiều cổ phiếu đã chiết khấu 30-40% về các vùng giá hấp dẫn hơn.
Mặt khác, việc khối ngoại liên tục mua vào cũng đã giúp lý giải cho câu chuyện giá cổ phiếu đã trở nên rẻ hơn trong mặt bằng chung tính trong nhiều năm trở lại đây.
Đó là những yếu tố được dự báo có thể thúc đẩy dòng tiền tham gia vào thị trường sau đợt nghỉ lễ, từ đó giúp VN-Index hồi phục mạnh hơn trong tháng 5 tới.
Mới đây, một số CTCK cũng đã đưa ra những nhận định khá tích cực cho thị trường vào tháng 5 này.
Theo đó, VNDirect cho rằng, đầu tiên là nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc phục hồi trong thời gian tới và ước tính GDP trong quý II sẽ tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả năm nay, GDP sẽ tăng 7,1%. Những chính sách hỗ trợ của chính phủ được kỳ vọng sẽ tiếp đà cho quá trình phục hồi.
Thứ hai là kế hoạch kinh doanh khả quan cho năm 2022 của nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê, 116 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE đã công bố kế hoạch kinh doanh, với mục tiêu doanh thu tăng trung bình 17%, lợi nhuận ròng tăng trung bình 19,4%.
Thứ ba là kết quả kinh doanh tích cực trong quý I. Tổng doanh thu của 529 công ty niêm yết tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận tổng cũng tăng tới 68,1%.
Về phía các chuyên gia, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam nhận định tại talkshow do Báo Đầu tư Chứng khoán tổ chức ngày 28/4 rằng, năm nay không phải là "Sell in may" nữa mà là "Buy in may". Thị trường đang ở thời điểm cân bằng hồi phục. Đây là cơ hội tốt để nhà đầu tư tham gia thị trường và lựa chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng.
Theo ông Ngọc, chúng ta có gần 3 tháng đi trên vùng đỉnh, một giai đoạn 1.480-1.530 điểm, thanh khoản cao và tại vùng đó tích lũy lại lâu. Đó chính là vùng phân phối xảy ra trong giai đoạn Fed đã tăng lãi suất, xu hướng lãi suất còn tăng lên nữa.
Về mặt kỹ thuật, 1.200 điểm được coi là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Chỉ số này dao động tích luỹ quanh vùng hỗ trợ có thể tạo ra cơ hội mua cổ phiếu tốt với giá hợp lý cho các nhà đầu tư trung hạn.
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 của các năm qua:
Năm |
VN-Index |
HNX-Index |
2006 |
-9,5% |
- |
2007 |
+17,06% |
+1,35% |
2008 |
-20,73% |
-29,45% |
2009 |
+27,99% |
+25,33% |
2010 |
-6,44% |
-8,95% |
2011 |
-12,29% |
-16,87% |
2012 |
-9,41% |
-7,25% |
2013 |
+9,25% |
+10,73% |
2014 |
-2,76% |
-5,05% |
2015 |
+1,27% |
+0,58% |
2016 |
+3,35% |
+1,54% |
2017 |
+2,80% |
+4,88% |
2018 |
-7,52% |
-6,3% |
2019 |
-1,9% |
-2,47% |
2020 |
+12,4% |
+2,78% |
2021 |
+7,15% |
+12,8% |