Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 30/4

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với việc VN-Index tăng mạnh trong tháng 4 và thiết lập đỉnh lịch sử mới tại trên 1.268 điểm, nhưng “tàu lượn” trong những ngày cuối tháng với thanh khoản suy giảm, cũng như ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại và liệu hiệu ứng "Sell in May, Go Away" có xảy ra sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài?

Kết thúc tháng 4/2021, diễn biến của thị trường cho thấy đà bứt phá của VN-Index khi vượt qua vùng đỉnh lịch sử trên 1.200 điểm ngay trong những ngày đầu tháng nhờ dòng tiền chảy mạnh và HOSE nâng số lượng lệnh xử lý, giúp tình trạng nghẽn lệnh giảm bớt, qua đó, góp phần thúc đẩy VN-Index thiết lập đỉnh lịch sử mới tại mức trên 1.268 điểm trong phiên ngày 20/4.

Tuy nhiên, kể từ đó đến cuối tháng, thị trường liên tục chứng kiến những đợt rung lắc dữ dội, đồ thị VN-Index trong phiên luôn trong trạng thái như “tàu lượn”, khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn lớn trong phán đoán giao dịch đầu tư và những dự báo của giới phân tích đã dần chuyển sang mức độ thận trọng cao hơn.

Điểm tích cực là trong tháng 4 năm nay ghi nhận việc nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng, chấm dứt chuỗi bán ròng liên tục 6 tháng trước đó.

Cụ thể, tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 800 triệu cổ phiếu, trị giá 38.070 tỷ đồng, trong khi bán ra 808 triệu cổ phiếu, trị giá 37.796 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng bán ròng khoảng 7,6 triệu cổ phiếu, nhưng xét về giá trị là mua ròng 274 tỷ đồng.

Trong tháng 4/2021, VN-Index tăng 47,95 điểm (+4,02%) lên 1.239,39 điểm. Còn HNX-Index tăng không đáng kể lên 281,75 điểm.

Nếu xét riêng về tuần giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 16 năm qua, VN-Index đa số tăng điểm (10 lần tăng, 6 lần giảm), trong khi HNX-Index khá cân bằng (7 tăng và 7 giảm).

Với VN-Index, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ trong 15 năm là năm 2011 với mức tăng 5,18%, trong khi năm giảm mạnh nhất là năm 2018 với mức giảm 6,22%. Tuần trước kỳ nghỉ lễ năm nay 2020, VN-Index giảm hơn 0,7%.

Trong khi đó, với HNX-Index năm có tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ lễ là năm 2009 với mức tăng 4,36%, trong khi giảm mạnh nhất là 8,96%. Trong tuần trước kỷ nghỉ lễ năm nay, HNX-Index giảm 0,66%.

Thống kê các chỉ số VN-Index và HNX-Index trước và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 các năm qua:

Năm

Tuần trước kỳ nghỉ

Tuần sau kỳ nghỉ

VN-Index

HNX-Index

VN-Index

HNX-Index

2006

+0,69

-

-0,27%

-

2007

-4,64%

-8,96%

+2,52%

-0,48%

2008

+1,26%

+0,1%

-4,22%

-8,8%

2009

+3,79%

+4,36%

+13,68%

+14,11%

2010

+2,47%

+0,76%

-0,06%

+2,61%

2011

+5,18%

-0,41%

-1,54%

-1,07%

2012

+1,73%

+2,71%

+0,54%

+1,77%

2013

+0,27%

0%

+0,15%

+1,2%

2014

-0,16%

-0,93%

-6,15%

-7,07%

2015

-0,6%

+0,2%

-1,4%

-2,97%

2016

+0,99%

-0,32%

+1,36%

-0,38%

2017

+0,75%

+0,75%

+0,36%

+0,19%

2018

-6,22%

-7,50%

-2,2%

-0,1%

2019

+1,4%

+1,5%

-2,65%

-1,06%

2020

-0,97%

-0,12%

+5,8%

+2,97%

2021

-0,73%

-0,66%

-

-

Trong tuần giao dịch ngay sau kỳ nghỉ lễ, thống kê 16 năm qua cho thấy, tuần tăng điểm mạnh nhất của VN-Index là vào năm 2009 với mức tăng gần 14% và giảm mạnh nhất là vào năm 2014 khi mất gần 6,2%.

Đối với HNX-Index, tuần tăng mạnh nhất cũng là vào năm 2009, và giảm sâu nhất cũng tương đồng với VN-Index khi cũng là tuần sau kỳ nghỉ năm 2014.

Trong năm gần nhất vừa qua 2020, chỉ số VN-Index tăng mạnh 5,8% ngay trong tuần giao dịch sau kỳ nghỉ lễ. Còn HNX-Index cũng vọt gần 3%.

Trong tháng giao dịch tiếp theo, tháng 5 với hiệu ứng hay được nhắc tới là “Sell In May, Go Away” - “Bán trong tháng 5 và đi chơi”, do thường là khoảng thời gian thiếu vắng thông tin hỗ trợ, khiến cho tâm lý giao dịch không quá tích cực và nhà đầu tư cũng hạn chế giải ngân hơn.

Mặc dù vậy, theo thống kê của Báo đầu tư Chứng khoán, trong tháng 5 của 15 năm giao dịch vừa qua, hiệu ứng “Sell In May, Go Away” lại không hẳn chiếm ưu thế quá rõ ràng với 7 lần tăng và 8 lần giảm.

Nhìn chung khoảng 5, 6 năm trở lại đây, tháng 5 năm 2018 là tháng giảm mạnh nhất, tuy nhiên, việc VN-Index tăng nóng 48% trong năm 2017 và tăng tiếp 17% trong quý I/2018 với nhiều phiên tăng mạnh thì điều dễ hiểu sau đó, khi tâm lý chốt lời mạnh, diễn ra đúng vào thời điểm lãi suất trên thị trường quốc tế tăng, TTCK thế giới điều chỉnh giảm, nên tác động cộng hưởng càng lớn, khiến VN-Index đã mất 7,52%, còn HNX-Index giảm 6,3%.

Còn trong tháng 5 năm ngoái 2020, bất chấp diễn biến dịch Covid-19 trên toàn cầu đã khiến dòng chảy thương mại, các hoạt động bình thường đã không còn “bình thường”.

Ngay cả trong nước, dịch bệnh cũng luôn đe dọa có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhưng thị trường chứng khoán trong nước lại bật tăng mạnh mẽ, với hiệu ứng dòng tiền bắt đầu nhập cuộc mạnh mẽ của thế hệ nhà đầu tư mới – F0, giúp thanh khoản đạt hơn 111.682 tỷ đồng, tăng gần 33% so với tháng trước đó.

Thêm vào đó, lý do hợp lý nhất để giải thích cho đợt tăng mạnh xu hướng tự nhiên của dòng tiền khi có cơ hội bắt đáy cổ phiếu, cùng niềm lạc quan của nhà đầu tư về sự tái mở cửa hoạt động kinh doanh hậu dịch bệnh.

Thậm chí, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh kém tích cực, thua lỗ vẫn có mức tăng rất tốt.

Qua đó, thúc đẩy tháng 5/2020 là tháng tốt thứ 3 trong lịch sử, khi tăng 12,4%, chỉ đứng sau tháng 5/2009 và tháng 5/2007, thời điểm “sơ khai” của thị trường.

Tháng 5 năm nay sẽ diễn biến ra sao?

Nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, thị trường chốt phiên cuối cùng của tháng 4 với diễn biến tích cực. Cụ thể, VN-Index có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp sau khi đã kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu đã điều chỉnh và thậm chí đã xác lập đáy ngắn hạn ở thời điểm hiện tại, do đó rủi ro đã giảm bớt...

“Do vậy hiệu ứng ‘Sell in May’ cho năm nay khả năng sẽ ít xảy ra khi đa phần các nhóm cổ phiếu lớn trong rổ VN30 công bố báo cáo tài chính quý I/2021 tích cực và dòng tiền sẽ quay trở lại sau kỳ nghỉ Lễ”, báo cáo của MB nhận định.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam chi nhánh TP.HCM nhận định, tháng 5 là vùng trũng thông tin nên thị trường chứng khoán thế giới lẫn Việt Nam những năm trước thường có diễn biến điều chỉnh.

Nếu năm nay, vấn đề nghẽn lệnh từ HOSE chưa có thông tin tích cực hơn thì có thể thị trường sẽ có các đợt điều chỉnh do tâm lý nhà đầu tư giảm mức độ hào hứng, có nhà đầu tư bị ức chế kéo dài, nhất là khi nhà đầu tư lớn bán ra.

Tuy nhiên, tình trạng này dự báo sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và chỉ số vẫn có những phiên tăng điểm đan xen, tạo nền cho khả năng tăng điểm trong tháng 6, đón đầu thông tin kết quả kinh doanh quý II được kỳ vọng tiếp tục khả quan.

Nhìn chung, sự điều chỉnh trong thời gian tới có thể xảy ra, nhưng chỉ mang yếu tố thời điểm và mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật, còn xét về các yếu tố cơ bản vĩ mô, vi mô từ thế giới đến Việt Nam đều cho thấy dấu hiệu tốt dần lên.

“Thị trường cần các đợt điều chỉnh mang tính cần thiết để tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới”, ông Phương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết cho rằng, tuần cuối tháng 4 có thể là tuần điều chỉnh tích luỹ trước khi thị trường bước vào tháng 5 với nhiều động lực.

Về mặt kỹ thuật, 1.200 điểm được coi là vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index. Chỉ số này dao động tích lũy quanh vùng hỗ trợ có thể tạo ra cơ hội mua cổ phiếu tốt với giá hợp lý cho các nhà đầu tư trung hạn.

Về phía các nhà đầu tư cá nhân, không ít đã chia sẻ quan điểm riêng về tháng tới trên các diễn đàn đầu tư, trong đó, một số thận trọng cho rằng, thị trường sau kỳ nghỉ lễ kéo dài thường chuệch choạc, thường mất thời gian để sôi động trở lại. Bởi vậy, thị trường có thể chứng kiến áp lực điều chỉnh và không ít đang dự định bán cổ phiếu chốt lời. Sau đó nghe ngóng tình hình rồi sẽ lựa chọn để mở vị thế mới sau.

Tuy vậy, vẫn có không ít nhà đầu tư vẫn lạc quan, với quan điểm cho rằng, đồng USD liên tục giảm, vàng thì lặng sóng suốt thời gian dài qua, chỉ có chứng khoán vẫn sôi động mà lại không sốt ảo như bất động sản.

Thực tế cho thấy, thời gian qua dù đối diện với việc dịch Covid-19 có thể bùng phát lại bất kỳ lúc nào, nhưng thị trường chứng khoán vẫn rất tích cực, và họ chưa lựa chọn việc bán ra lúc này, thậm chí nhiều người còn đang tìm kiếm mua thêm những cổ phiếu tiềm năng khác.

Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5 của các năm qua:

Năm

VN-Index

HNX-Index

2006

-9,5%

-

2007

+17,06%

+1,35%

2008

-20,73%

-29,45%

2009

+27,99%

+25,33%

2010

-6,44%

-8,95%

2011

-12,29%

-16,87%

2012

-9,41%

-7,25%

2013

+9,25%

+10,73%

2014

-2,76%

-5,05%

2015

+1,27%

+0,58%

2016

+3,35%

+1,54%

2017

+2,80%

+4,88%

2018

-7,52%

-6,3%

2019

-1,9%

-2,47%

2020

+12,4%

+2,78%

Tin bài liên quan