Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 2/9?

Thị trường diễn biến thế nào sau kỳ nghỉ lễ 2/9?

(ĐTCK) Sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, cũng là thời điểm tháng Ngâu đã kết thúc, điều nhà đầu tư quan tâm là diễn biến thị trường sẽ như thế nào? Liệu sau tháng 8 sụt giảm với thanh khoản thấp, thị trường tạo sóng quý III trong tháng 9 để vượt qua ngưỡng 1.000 điểm?

Theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 11 năm gần nhất trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index đã có 7 tuần tăng và 4 tuần giảm, trong khi HNX-Index có 5 tuần tăng và 6 tuần giảm.

Điều đáng chú ý, đa số các tuần tăng/giảm trước kỳ nghỉ của 2 chỉ số này đều song hành cùng nhau qua các năm, trừ năm 2015, khi đó, VN-Index giảm 1,5% thì HNX-Index lại tăng 1,11%.

Còn sau kỳ nghỉ lễ 2/9, VN-Index và HNX-Index cũng có những diễn biến tương đồng, khi cùng tăng hoặc giảm, ngoại trừ năm 2012 và 2016.

Với VN-Index, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ là vào năm 2011, khi đó chỉ số +7,6%, trong khi giảm mạnh nhất là năm 2013 với -1,89%. Ngược lại, sau kỳ nghỉ, năm 2009 là năm tệ nhất, khi chỉ số mất 3,53% và tăng tốt nhất vào 2011 khi tăng 5,56%.

Đối với HNX, tuần tăng mạnh nhất trước kỳ nghỉ rơi vào năm 2010 với +10,95%, trong khi giảm mạnh nhất là năm 2012 với -2,52%. Ngược lại, sau kỳ nghỉ, tăng tốt nhất là 2011 với mức +1,87% và giảm sâu nhất là 2009 với mức -3,1%.

Diễn biến thị trường trong tuần trước và sau kỳ nghỉ lễ 2/9 từ năm 2009 đến nay

Năm

Tuần trước kỳ nghỉ

Tuần sau kỳ nghỉ

VN-Index

HNX-Index

VN-Index

HNX-Index

2009

+2,08%

+2,74%

-3,53%

-3,1%

2010

+6,78%

+10,95%

-1,56%

-0,17%

2011

+7,6%

+8,55%

+5,56%

+1,87%

2012

-0,84%

-2,53%

+0,4%

-2,04%

2013

-1,89%

-0,35%

+1,56%

-1,28%

2014

+2,64%

+4,37%

+0,31%

+1,72%

2015

-1,5%

+1,11%

-0,97%

-0,93%

2016

+2,02%

+0,14%

-0,34%

+0,52%

2017

+2,2%

+1,15%

+1,57%

+0,01%

2018

+0,3%

+1,05%

-2,08%

-1%

2019

-0,86%

-0,9%

-

-

Về các ngày trở lại giao dịch cụ thể ngay sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh của 11 năm qua, thì VN-Index đều chỉ biến động nhẹ về điểm số, mất điểm sâu nhất là năm 2009, khi đó VN-Index giảm 1,26%, trong khi tăng tốt nhất là năm 2010 ngay sau đó với +1,57%.

Còn lại đều chỉ dưới 1%, trong đó các phiên tăng/giảm cân bằng với 5 phiên tăng và 5 phiên giảm.

Diễn biến VN-Index trong phiên trước và ngay sau kỳ nghỉ lễ 2/9 từ năm 2009 đến nay

Năm

Phiên trước kỳ nghỉ

Phiên sau kỳ nghỉ

VN-Index

2009

+1,92%

-1,26%

2010

+0,81%

+1,57%

2011

+2,49%

+0,1%

2012

-0,31%

+1,53%

2013

+0,89%

-0,11%

2014

+0,73%

+0,64%

2015

-0,43%

-1,42%

2016

-0,8%

-0,69%

2017

+0,76%

+0,45%

2018

-0,85%

-1,37%

2019

+0,56%

-

Còn trong tháng 9 các năm, thị trường biến động mạnh nhất vào thời điểm phục hồi nhẹ từ đáy tháng 2/2009 (trên dưới 240 điểm) và đạt đỉnh vào giữa tháng 10 cùng năm (hơn 620 điểm) và lình xình ngay lập tức vào năm sau 2010, khi chứng khoán bắt đầu suy yếu và lùi về vùng 400 điểm.

Đáng chú ý, tháng 9 năm 2017 và 2018, thị trường đều tăng rất tốt, đặc biệt là năm 2018, chỉ số đã vọt lên trên 1.017 điểm từ mức quanh vùng 98x-99x điểm trong tháng 7, tháng 8 trước đó.

Tuy nhiên sau đó, thị trường dần đuối sức và bắt đầu suy yếu mạnh khi bước vào tháng 10, với phiên mất hơn 48 điểm vào ngày 11/10 (-4,84%) - phiên "đen tối" thứ hai của VN-Index, sau phiên ngày 5/2 với mức giảm 5,1%.

Thị trường sau phiên 11/10/2018 tiếp tục rơi xuống ngưỡng dưới 900 điểm, trước khi phục hồi lại vùng giá này vào đầu tháng 11.

Ảnh hưởng của phiên này chủ yếu bởi đà bán tháo của thị trường chứng khoán Mỹ phiên đêm trước đó, do nhóm cổ phiếu công nghệ sụt giảm mạnh, và ảnh hưởng từ đe dọa sẽ áp thuế tiếp với 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9 của 10 năm gần nhất

Tháng 9 các năm

VN-Index

HNX-Index

2009

+6,23%

+7,02%

2010

-0,13%

-0,85%

2011

+0,51%

-2,52%

2012

-0,87%

-9,7%

2013

+4,21%

-0,39%

2014

-5,94%

+1,82%

2015

-0,37%

+1,39%

2016

+1,64%

+0,73%

2017

+2,76%

+3,63%

2018

+2,78%

+3,09%

Trong tháng 9/2019, VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh từ các yếu tố bên ngoài như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hay việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có quyết định cắt giảm lãi suất đồng USD vào cuộc họp thường niên tháng tới hay không.

Ngoài ra, thị trường cũng chịu tác động từ các yếu tố trong nước như các quỹ ETF sẽ review danh mục định kỳ và điều chỉnh tỷ trọng. Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý III và xu hướng mua bán của khối ngoại cũng là một yếu tố tiềm ẩn đối với thị trường.

Nhận định về thị trường tháng 9, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK Quốc tế Việt Nam (VIS) cho biết, tháng 9 là tháng kết thúc quý III và cũng là tháng có nhịp kinh doanh sôi nổi chuẩn bị vào giai đoạn nước rút cuối năm, vì vậy thị trường dự báo sẽ nhộp nhịp hơn. Hiện tại, khá nhiều cổ phiếu lớn đang ở vùng giá hỗ trợ khá tốt và vì vật khi nhóm cổ phiếu này hồi phục sẽ thúc đẩy dòng tiền đầu cơ trở lại thị trường.
Tuy nhiên, thận trọng hơn, ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Đầu tư, CTCK VNDRIECT cho rằng, chưa có nhiều hy vọng cho một tháng 9 tươi đẹp vào lúc này và kỳ vọng tích cực nhất là thị trường sideway và cổ phiếu duy trì được sự phân hóa nhất định khi mùa báo cáo tài chính quý III đang dần hé lộ.
Tin bài liên quan