1. Câu chuyện đầu tiên ngày đầu tuần mang tên gói cho vay trị giá 100.000 tỷ đồng. Xuất phát từ câu phát biểu của TS. Lê Xuân Nghĩa tại “Kinh tế Việt Nam 2014: Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” thứ Sáu (21/2) tuần trước tại TP. HCM, báo giới được một phen rối loạn về gói cho vay kỷ lục tới 5 tỷ USD.
Chuyện kể ra cũng không có gì, ngành ngân hàng vốn lắm gói cho vay, chỉ khác là gói này số... hơi to! Nhưng sự "im lặng đến tê người" của chính chủ là Ngân hàng Xây dựng khiến các đồn đoán liên tục được đưa ra.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng bị phóng viên... làm phiền quá nhiều, và cuối cùng buộc phải tuyên bố "Bộ Xây dựng không liên quan" (theo VNEconomy - 24/2). Rồi sau đó 1 ngày, ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc ngân hàng này trả lời báo Lao động là phải chờ thêm 1 tháng nữa mới có thông tin chính thức.
Còn người "thông báo" tin này là TS. Lê Xuân Nghĩa cũng phải lên tiếng là có "sự hiểu lầm của báo chí".
Chuyện cũng chẳng đâu vào đâu, chỉ có cổ phiếu Bất động sản được hưởng lợi vào phiên đầu tuần khi tin này được đăng tải!
Nhưng nổi nhất vẫn là 2 cây cầu cổ tại Thủ đô. Cầu Vĩnh Tuy nằm trên vành đai 2 của Thành phố, nối thẳng sang khu biệt thự rất đẹp Vincom Village, là cầu mới xây nhưng đã có vết nứt. Chuyện hứa hẹn “hấp dẫn” không kém vụ mặt cầu Thăng Long cứ vá rồi hỏng năm ngoái.
Điểm đáng nói ở chỗ Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông Vận tải (TEDI) sau khi điều nghiên kỹ đã kết luận theo tinh thần “không nghiêm trọng”, nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lại cho rằng “khá nghiêm trong” (VNEconomy – 27/2).
Cầu Vĩnh Tuy sẽ được tư vấn độc lập để kiểm tra toàn bộ lại. Trong thời gian chờ kết quả, đi lại vẫn bình thường.
Hy vọng rằng loại cầu kiên cố này không mong manh như cầu treo miền núi!
Cây cầu khác tại Thủ đô là Long Biên, cây cầu này nổi tiếng lắm rồi, cả trong và ngoài nước bởi rất nhiều lý do, và nếu nói ngắn gọi đó là 2 chữ “giá trị”.
Nếu tra cụm từ “cầu Long Biên” trên Google, với 0,19 giây có 2,77 triệu kết quả, còn nếu tra cụm từ “di dời cầu long biên” thì mang lại 1,19 triệu kết quả. Lưu ý kết quả có thể khác nếu đóng ngoặc kép cụm từ này khi tra cứu. Nhưng con số 1,19 triệu tự nói lên độ nóng của vấn đề.
Nhà văn hóa vào cuộc, Bộ Giao thông lên tiếng, Hà Nội lên tiếng và người dân… lên tiếng. Và một cuộc khảo sát bỏ túi của người viết bài trên mạng xã hội cho một kết quả thú vị. Hơn 100 friend ấn like cho status “Đề xuất di dời cầu Long Biên là vui tính” và chẳng like nào cho status “Cần di dời cầu Long Biên nếu muốn làm dự án thành phố ven sông Hồng”.
Thực ra, nếu nhìn góc độ quản lý thì chuyện dỡ cầu Long Biên cũng giống như nhiều đề xuất cũng tuyệt chả kém kiểu phải bán thịt trong vòng 8 tiếng sau khi mổ, hay đề xuất kiểu…
Nhưng chuyện cầu Long Biên chắc chắn, phải nhắc lại là chắc chắn, phải khép lại khi trong cuộc họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo: “chúng ta giờ đừng bàn việc dỡ cầu nữa”. Những người lên tiếng bảo vệ cây cầu chắc sẽ rất vui vì đánh giá của người đứng đầu Chính phủ: “Tôi thấy bàn về bảo tồn gì mà dỡ đi chỗ khác thì còn gì là bảo tồn nữa” (VNEconomy - 28/2).
Tư dinh của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ cũng được mô tả bằng nhiều từ hoa mỹ như “biệt thự khủng”, “dinh thự”… và phủ đầy các mặt báo. Và nếu nhìn qua hình được chụp, chả hiểu góc máy có “cố ý tạo hình” không, nhưng ngôi nhà quả thật… đẹp!
Chuyện được mổ xẻ, rồi bình luận nhiều tới mức Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên phải lên tiếng “Đừng đi quá giới hạn khi thông tin” (tinnhanhchungkhoan.vn – 28/2).
Nguyên nhân sâu xa là từ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 quy định 2 phương pháp tính diện tích căn hộ, và hầu như tất cả các chủ đầu tư đều chọn cách có lợi cho mình. Chuyện nóng lên đến mức Ủy ban Pháp luật Quốc hội phải vào cuộc (tinnhanhchungkhoan.vn – 26/2), và thậm chí có ý kiến “Bộ Xây dựng cần xin lỗi dân” (Tuổi trẻ - 28/2).
À thì tất nhiên, cuối cùng là “Không có chuyện phải xin lỗi” phát ra từ Thứ trưởng Bộ Xây dựng (zing.vn – 28/2).
Nhưng dù sao cũng là tin vui với người mua nhà khi Bộ Xây dựng đã có động thái “sửa sai” với Thông tư 03/2014 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 16/2010 về cách tính diện tích căn hộ. Theo đó, diện tích căn hộ sẽ được tính theo kích thước thông thủy, mà không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ như trước kia.
5. Cuối cùng là câu chuyện về thị trường, tuần qua đã có những động thái cho thấy thị trường bất động sản đang ấm lên.
Tại phiên họp thường kỳ sáng 28/2 của Chính phủ, thông tin Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đưa ra là giá bất động sản hiện đã chững lại sau một thời gian giảm mạnh, một số dự án tăng nhẹ từ 1- 2%. Giao dịch cũng tiếp tục tăng tại 2 thành phố lớn, trong đó, số giao dịch thành công tại Hà Nội tăng gấp hai lần cả 2013.
Tại Hà Nội, dự án Number One, tọa lạc trên đại lộ Thăng Long, đối diện BigC Thăng Long, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trường THCS Amsterdam, được chủ đầu tư là Vigalcera công bố có tiến độ bán hàng rất tốt. Theo thông tin được đưa ra từ chủ đầu tư này, phần lớn trong tổng số 970 căn hộ có giá từ 2,7-3,5 tỷ đồng/căn đã có chủ, chỉ còn khoảng 60 căn hộ đang giao dịch trên thị trường. Hiện dự án này đã hoàn thành phần thô, dự kiến được bàn giao trong quý III/2014.
Cách hơn 1.700 km, tại trung tâm bất động sản lớn là TP. HCM, Tập đoàn Novaland cũng công bố kế hoạch tái đầu tư và chào bán căn hộ tại ba dự án căn hộ cao cấp, với tổng đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng, với quy mô hàng ngàn căn hộ. Giá bán các căn hộ này được chủ dự án cho biết sẽ thấp hơn từ 20 - 40% so với các dự án cùng phân khúc trong khu vực lân cận.
Cách 30km từ TP.HCM, sự kiện chuyển trung tâm hành chính về Thành phố mới Bình Dương đang tạo thêm sự sôi động cho thị trường bất động sản Bình Dương. Đón đầu “làn sóng” này, Tấc Đất Tấc Vàng công bố sẽ chính thức mở bán giai đoạn 2 Dự án Khu đô thị thương mại IJC@VSIP tại Thành phố mới Bình Dương ngay đầu tháng 3 này. Khu đô thị có quy mô diện tích 128 héc-ta, đáp ứng nhu cầu nhà ở của hơn 4.000 chuyên gia, 10.000 nhân viên văn phòng và 39.000 lao động đang sống và làm việc tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIP II) kề bên và Thành phố mới Bình Dương.
Lên phía Bắc tại điểm giữa miền Trung, một chuyển động tích cực khác tại thị trường bất động sản Đà Nẵng, thị trường sôi động nhất khu vực miền Trung, đó là Dự án Hilton Đà Nẵng được “cứu sống” nhờ đối tác ngoại góp vốn sau 16 tháng tạm ngừng thi công. Khách sạn này được xây dựng trên vị trí khu đất vàng của Đà Nẵng, khách sạn Bạch Đằng trước kia, phía bờ Tây sông Hàn, ngay cạnh cầu Sông Hàn và trụ sở UBND thành phố Đà Nẵng. Dự án có quy mô 2 tòa tháp gồm tòa tháp khách sạn 5 sao cao 29 tầng và tòa tháp trung tâm thương mại - văn phòng căn hộ cao cấp 21 tầng, có quy mô vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư của dự án khoảng 800 tỷ đồng. Tên của đối tác nước ngoài chưa được tiết lộ, nhưng theo nguồn tin từ CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), đơn vị thi công phần móng dự án thì đây là đối tác do HBC “tìm giúp” chủ đầu tư.
Không chỉ đón nhận những thông tin tích cực, thị trường tuần qua cũng được phen rúng động với thông tin hàng trăm khách hàng là nạn nhân trong vụ lừa đảo Công ty Địa ốc An Khang, chủ đầu tư Dự án Metropolitan tại Vũng Tàu tố cáo bị lừa bán đất trên giấy với tổng số tiền lên tới 390 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong các lô đất bán cho khách hàng là đất người khác đang ở hoặc đất công ích.