Thị trường chứng khoán toàn cầu phân kỳ hình chữ K khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng

Thị trường chứng khoán toàn cầu phân kỳ hình chữ K khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong khi các chỉ số chứng khoán đang đạt mức cao lịch sử trên toàn thế giới, giá cổ phiếu của các công ty đang thể hiện sự phân kỳ hình chữ K (trong điều kiện thị trường có một ngành đi lên trong khi nhiều ngành khác vẫn bước vào chu kỳ suy thoái).

Nikkei đã phân tích tỷ lệ P/BV (giá thị trường trên giá trị sổ sách) của các công ty trên khắp thế giới và thấy rằng, khoảng cách giữa những cổ phiếu được mua nhiều và những cổ phiếu bị bán mạnh đang tạo ra một khoảng cách chưa từng thấy kể từ khi bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990.

Đại dịch Covid-19 đã khiến các nhà đầu tư trở nên chọn lọc hơn và tập trung tiền của họ vào một số ít cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng.

Ví dụ như chỉ số chứng khoán Nikkei đạt mức cao nhất trong 29 năm, nhưng giá cổ phiếu trong ngành may mặc cho thấy sự khác biệt nhiều giữa các công ty.

Nhu cầu về trang phục hàng ngày tăng lên khi người tiêu dùng ở nhà và cổ phiếu của Fast Retailing, công ty vận hành nhãn hiệu thời trang nhanh UNIQLO đã đạt mức cao kỷ lục. Mặt khác, Onward Holdings phụ thuộc vào doanh số bán hàng tại các cửa hàng bách hóa và Aoyama Trading, một công ty quần áo nam đã chứng kiến ​​doanh thu của họ sụt giảm và giá cổ phiếu của họ đạt mức thấp mới.

Biểu đồ thể hiện phần trăm các công ty có hệ số P/BV trên 5 và nhỏ hơn 1

Biểu đồ thể hiện phần trăm các công ty có hệ số P/BV trên 5 và nhỏ hơn 1

Tỷ lệ P/BV càng cao chứng tỏ nhà đầu tư càng mong đợi công ty và tài sản của công ty đó tăng trưởng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này nhỏ hơn 1 có nghĩa là những cổ phiếu đó được giao dịch với giá thấp hơn giá trị tài sản của công ty.

Năm nay, thị trường chứng khoán toàn cầu đã phân loại người chiến thắng và kẻ thua cuộc.

Trong số 11.000 công ty niêm yết trên thế giới, số công ty có hệ số P/BV từ 5 lần trở lên tăng lên 2.746, tăng 36% so với cuối năm 2019. Nhóm này chiếm 21% tổng số công ty niêm yết trên toàn cầu, mức cao nhất kể từ tháng 8/2000.

Mặt khác, số công ty có hệ số P/BV dưới 1 đã tăng 7% từ tháng 12/2019 lên 2.740. Số lượng có tỷ trọng nhỏ hơn 1 chiếm 23% tổng số doanh nghiệp niêm yết.

Do đó, khoảng cách giữa các công ty có hệ số P/BV cao và P/BV thấp đã gia tăng đáng kể.

Khi lấy số trung vị của Top 20 công ty hàng đầu về tỷ lệ P/BV chia cho Top 20 công ty có hệ số P/BV kém nhất, tỷ số này ở quanh mức 12 - 16 ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Đây là mức cao nhất kể từ khi bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990.

Xét về giá trị vốn hóa thị trường của các công ty "10 bagger" (những công ty có giá cổ phiếu tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước theo lĩnh vực), về phía ngành công nghệ cao bao gồm công ty Tencent của Trung Quốc và công ty bán dẫn NVIDIA của Mỹ xếp hạng cao nhất.

Xếp thứ hai là doanh nghiệp thương mại điện tử, bao gồm Amazon, Tập đoàn Ocado của Anh và MonotaRO của Nhật Bản. Lĩnh vực tài chính đứng thứ ba, với Visa và MasterCard đang phát triển nhanh chóng.

Mặc dù không có công ty Nhật Bản nào có nền tảng khổng lồ, nhưng giá cổ phiếu của những công ty tạo dựng được uy tín trong doanh nghiệp của họ đã tăng đáng kể. Năm nay, Nhật Bản có 152 công ty "10 bagger", bao gồm những cái tên như Keyence và M3.

Kenji Sugiyama, Giám đốc điều hành của Bushido Asset Management chỉ ra rằng: "Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục ủng hộ các công ty sẽ tồn tại và phát triển sau đại dịch".

Tin bài liên quan