Ảnh minh họa: Shutterstock

Ảnh minh họa: Shutterstock

Thị trường biến động gây thêm áp lực buộc các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong một năm mà các ngân hàng trung ương cân nhắc rủi ro lạm phát vẫn ở mức quá cao so với khả năng đẩy nền kinh tế vào suy thoái, các nhà hoạch định chính sách hiện có một động lực mới để xem xét hạ lãi suất, khi thị trường tài chính bất ổn.

Tuy nhiên, phản ứng ban đầu trên toàn thế giới đối với đợt bán tháo cổ phiếu hàng loạt vào đầu tuần này cho thấy các quan chức hầu như không hề hoảng sợ.

Hôm thứ Ba (6/7), Ngân hàng trung ương Úc đã giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm và bác bỏ ý tưởng cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.

Trong khi đó, hôm thứ Tư (7/8), Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Shinichi Uchida cho biết, ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất khi thị trường tài chính bất ổn.

Cổ phiếu đã tăng trở lại sau phiên bán tháo đầu tuần, mặc dù một số nhà phân tích cảnh báo rằng không nên sớm kết luận rằng tình trạng hỗn loạn đã kết thúc. Các chiến lược gia toàn cầu của Brown Brothers Harriman cho biết, cho đến khi dữ liệu rõ ràng hơn cho thấy nền kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái, "sự biến động sẽ gia tăng trên tất cả các thị trường khi nỗi sợ hãi thống trị".

Điều đó cho thấy các điều kiện tài chính chặt chẽ hơn sẽ tạo thêm một lực cản mới cho tăng trưởng. Tỷ lệ lạm phát giảm đã có nghĩa là tác động thực sự từ các thiết lập lãi suất cao của ngân hàng trung ương đang trở nên lớn hơn. Sự biến động trên thị trường hiện nay có thể là lý do cho các động thái chính sách lớn hơn hoặc thường xuyên hơn vào cuối năm.

James Knightley, nhà kinh tế quốc tế trưởng tại ING Financial Markets cho biết: "Dòng tin tức vẫn cho thấy khả năng hạ cánh mềm… Nhưng để đạt được điều đó, các ngân hàng trung ương - không chỉ Fed - sẽ cần đưa lãi suất chính sách về mức trung lập nhanh hơn so với những gì họ đã đề xuất trước đây”.

Một trong những tác nhân gây ra sự sụt giảm của cổ phiếu là báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 7 yếu hơn dự kiến ​​, làm dấy lên câu chuyện rằng Chủ tịch Fed Jerome Powell đã sai lầm khi không hạ lãi suất ngay tại cuộc họp ngày 30/7 và 31/7. Các chiến lược gia toàn cầu của Brown Brothers cho rằng báo cáo doanh số bán lẻ tháng 7 được công bố vào tuần tới có thể giúp ổn định tâm lý thị trường.

Dữ liệu rộng hơn cho thấy ít lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng sắp xảy ra. Một cuộc khảo sát của Fed đối với các giám đốc ngân hàng cấp cao vào đầu tuần này cho thấy ít ngân hàng thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay trong quý trước, trong khi nhu cầu cho các khoản vay thương mại và công nghiệp đã ngừng xấu đi.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI bị bán tháo gần đây

Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI bị bán tháo gần đây

“Và việc làm giảm sức nóng trên cổ phiếu sau mức tăng khoảng 20% ​​trong năm tính đến giữa tháng 7 là điều mà Fed muốn", chiến lược gia toàn cầu của Rabobank Michael Every đã viết vào thứ hai.

Tuy nhiên, bất kỳ sự suy thoái liên tục nào của các tài sản rủi ro hơn cũng có thể làm xói mòn nhu cầu tuyển dụng của các công ty và sự sẵn sàng tiếp tục chi tiêu của người tiêu dùng, làm tăng thêm nguy cơ suy thoái kinh tế.

Robert Sockin, chuyên gia kinh tế toàn cầu cấp cao tại Citigroup cho biết: "Câu chuyện về hoạt động kinh tế yếu hơn và nỗi lo suy thoái có thể tự củng cố… Mặc dù lần này có thể khác, nhưng nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể hết lần này đến lần khác trong chu kỳ này".

Hợp đồng tương lai lãi suất cho thấy thị trường hiện đang kỳ vọng Fed sẽ nới lỏng lãi suất ít nhất 100 điểm cơ bản vào cuối năm nay. Các nhà đầu tư cũng đã tăng kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ ​​Ngân hàng Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Rob Subbaraman, Giám đốc nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura cho biết, sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất vẫn cao, định giá thị trường cao và sự thay đổi đột ngột về tâm lý là một môi trường mà "mọi thứ có thể đổ vỡ".

"Đó là một môi trường mà tình trạng vỡ nợ có thể bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn và điều đó có thể tác động trở lại nền kinh tế… Chúng ta vẫn chưa có điều đó. Nhưng tôi cảm thấy môi trường đang trở nên chín muồi hơn một chút để chúng ta có thể bắt đầu thấy căng thẳng trong hệ thống tài chính", ông cảnh báo.

Chu kỳ hiện tại đã chứng kiến ​​những tai nạn do thị trường thúc đẩy. Những lo lắng như vậy có thể gợi lại ký ức về tháng 3/2023, khi một số ngân hàng khu vực của Mỹ đã chịu áp lực do chi phí đi vay tăng cao, thúc đẩy một cuộc khủng hoảng niềm tin rộng lớn hơn sau đó đã khiến Credit Suisse sụp đổ.

Hiện tại, các nhà quan sát thị trường bao gồm cả Giám đốc chiến lược tài sản đa dạng của Ngân hàng HSBC Max Kettner khẳng định rằng nền tảng cơ bản của nền kinh tế toàn cầu thực sự chưa thay đổi và không có lý do gì để báo động.

“Chúng tôi không thực sự thấy mọi thứ rơi xuống vực thẳm, thực tế là khi chúng tôi xem xét hầu hết các chỉ số hàng đầu toàn cầu, các chỉ số hàng đầu của Mỹ, hầu hết chúng vẫn đang đi ngang hoặc vẫn đang tăng lên…Có lẽ tất cả chúng ta nên cùng nhau uống một viên thuốc an thần”, ông cho biết.

Tin bài liên quan