Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 6/2 đến ngày 7/3, theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Cẩm Hương sẽ giảm sở hữu tại POM từ gần 2,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,89% xuống còn 0%; trong khi hiện ông Tiến Sĩ đang nắm giữ hơn 8,6 triệu cổ phiếu POM, tỷ lệ 3,08%.
Đồng thời, bà Đỗ Thị Nguyệt, là chị gái ông Tiến Sĩ cũng đăng ký bán toàn bộ 4.588.103 cổ phiếu POM, tỷ lệ 1,64% theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 2/2 đến ngày 3/3.
Trên thị trường, chốt phiên giao dịch sáng ngày 2/2, cổ phiếu POM giảm 1,79% xuống mức 5.500 đồng/CP. Tạm tính với mức thị giá này, bà Cẩm Hương sẽ thu về khoảng 13,67 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi Thép Pomina, còn bà Nguyệt thu về khoảng 25,23 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh, Công ty mới công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với lũy kế cả năm ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.936,7 tỷ đồng, giảm 7,6% so với năm trước. Đồng thời, kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến Công ty lỗ ròng 1.167 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm 2021 lãi hơn 206 tỷ đồng. Như vậy, với mức lỗ này Pomina hiện đang giữ quán quân lỗ của ngành thép trong năm 2022.
Trong khi đó, vào đầu năm 2022, Thép Pomina đã lên kế hoạch khả quan với doanh thu thuần dự kiến 15.000 tỷ đồng, tăng 7%; lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với kết quả đạt được năm 2021. Như vậy, kết thúc năm, Công ty đã hoàn thành 86% kế hoạch doanh thu nhưng lợi nhuận ghi nhận lỗ lớn.