Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch TP.HCM năm 2025 đến năm 2040, khu vực dọc theo sông Sài Gòn đoạn giữa TP.HCM và Bình Dương sẽ bổ sung 13 cầu kết nối với tỉnh Bình Dương (trong đó có 10 cầu mới) nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông trên cơ sở ưu tiên mở các tuyến mới đi kèm phát triển không gian đô thị mới và định cư hai bên tuyến đường sông.
Trong đó đáng chú ý, để tăng vai trò đầu mối giao thông và tính liên kết giữa Bình Dương với TP.HCM, riêng khu vực Bắc TP.HCM dự kiến sẽ có thêm 3 cây cầu trên sông Sài Gòn: Đường cầu Tàu (phường Hưng Định) nối huyện Hóc Môn (TP.HCM); cầu Vĩnh Phú (đường VP09) kết nối quận 12 (TP.HCM), phục hồi cầu sắt Lái Thiêu thành cầu kiến trúc cảnh quan.
Khi đi vào hoạt động, hệ thống cây cầu nối hai bờ sông Sài Gòn giúp rút ngắn khoảng cách từ 3-10km so với trước đây và thời gian di chuyển giữa TP.HCM (quận 12, Gò Vấp) và Bình Dương (TP. Thuận An) giảm đáng kể, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như kéo giá bất động sản đi lên.
"Tương tự câu chuyện cầu thủ thiêm 1 (2007), cầu thủ thiêm 2 (2022) và sắp tới là cầu thủ thiêm 3,4 giải quyết triệt để những bất tiện về kết nối hạ tầng Thủ Thiêm, Thủ Đức với trung tâm quận 1,4,7. Giá trị bất động sản Thủ Thiêm có những khu vực tăng gấp 5 lần so với trước đó ngay khi cầu Thủ Thiêm 2 đi vào hoạt động", TS. Trần Nguyễn Minh Hải, Chuyên gia Địa ốc Đại học Ngân hàng TP.HCM chia sẻ.
Đặc trưng thành phố ven sông, hệ thống cầu bắc qua sông Sài Gòn không chỉ giải quyết bài toán kết nối giữa các địa bàn trên TP.HCM, mà còn có ý nghĩa quan trọng về thông thương, phát triển kinh tế, phát triển cảnh quan đô thị.
“Giống nguyên lý bình thông nhau, sau khi có các cầu nối giữa hai địa bàn, mức độ phát triển của địa bàn kém hơn sẽ tăng nhanh bắt kịp tốc độ tăng trưởng của địa bàn còn lại”, TS. Minh Hải nhấn mạnh.
Đặc biệt, khi vành đai 3 hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần "đô thị hóa lần 2" với các khu vực nằm trong vành đai 2 và vành đai 3 gồm quận 12, TP. Thuận An, Hóc Môn tại khu Bắc Sài Gòn, kinh tế khu vực kỳ vọng tăng trưởng theo cấp số nhân.
Tuyến vành đai 3 đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, đã khởi công vào tháng 6/2023, với tổng vốn hơn 75.300 tỷ đồng. Đến nay toàn dự án đã bàn giao mặt bằng 571/658 ha đạt 87%, 2 cầu vượt đã thi công gần như xong. Toàn tuyến dự kiến hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026.
Theo xu hướng hạ tầng hiện đại trên thế giới, đường vành đai 3 kết nối với 5 đường cao tốc hướng tâm là TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành. Mạng lưới này không chỉ tạo liên kết 4 địa phương mà còn giải quyết bài toán nối kết liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Thực tế tại nhiều thành phố lớn trên thế giới đã cho thấy, các tuyến vành đai không chỉ giúp giảm áp lực giao thông nội đô mà còn là đòn bẩy tạo nên những hành lang đô thị, công nghiệp lớn của đất nước. Vì phát triển cùng các dự án vành đai thường sẽ là hệ thống hạ tầng quy mô, các đô thị lớn, các trung tâm kinh tế, tài chính sôi động. Kéo giá trị bất động sản tăng theo. Có thể nói, các tuyến vành đai mở rộng và hoàn thiện đến đâu, kinh tế phát triển theo tới đó.
Yêu cầu có thêm nhiều dự án đáp ứng nhu cầu an cư càng sớm càng tốt tại khu Bắc Sài Gòn khi người dân giãn dân về đây để định cư. Ảnh phối cảnh một dự án đã được ra mắt trong tháng 02/2024 – Dự án A&T Sky Garden (ảnh do chủ đầu tư cung cấp). |
Trong khi vành đai 3 có ý nghĩa quan trọng trong giao thương, liên kết vùng quy mô lớn, các dự án hạ tầng nội đô thêm cầu, mở rộng đường triển khai song song giúp giải quyết nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân thuận tiện hơn. Khu vực cửa ngõ Bắc Sài Gòn có thêm nhiều tuyến đường di chuyển vào TP.HCM trở thành tâm điểm đón làn sóng cư dân đang sinh sống và làm việc tại các quận 12, quận Gò Vấp về khu vực này định cư. Dự báo nhu cầu về nhà ở tăng, đòi hỏi phải có thêm nhiều dự án khu căn hộ cao tầng.
Khu vực cửa ngõ phía Bắc tiệm cận Sài Gòn nhất sẽ là nơi đón sóng tăng trưởng đầu tiên và nhanh chóng hàng đầu khu vực này giai đoạn 2024-2025.