Do sự kết hợp giữa tình trạng mất an ninh năng lượng của Trung Quốc - đẩy nước này quay trở lại với các nguồn năng lượng đáng tin cậy - cộng với nhu cầu ngày càng tăng của Ấn Độ, ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine và các chương trình quốc tế nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi các nền kinh tế mới nổi đang chùn bước, than đá đang tỏ ra có khả năng phục hồi đáng kể. Sản lượng than đã đạt mức kỷ lục vào năm ngoái và các nhà khai thác đang chuẩn bị cho một tương lai mà họ sẽ phải mất nhiều thập kỷ để cân bằng với năng lượng tái tạo.
Ngay cả giá than cũng đang tăng lên. Mặc dù than nhiệt đang giao dịch ở mức chỉ bằng một phần nhỏ so với mức cao vào năm 2022, giá than hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức chuẩn lịch sử. Hợp đồng tương lai giá than của Newcastle đang giao dịch khoảng gần130 USD/tấn, gần bằng 1/4 mức đỉnh nhưng cao hơn bất kỳ mức nào từ năm 2011 đến năm 2020.
Vào năm 2000, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính các nền kinh tế tiên tiến chiếm gần một nửa lượng tiêu thụ than. Đến năm 2026, riêng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm hơn 70%. Hai quốc gia này và Indonesia đã bắt đầu vận hành các nhà máy điện than mới với công suất 59 gigawatt vào năm ngoái, đồng thời đưa ra hoặc khôi phục các đề xuất cho 131 gigawatt khác - khoảng 93% tổng công suất của thế giới theo Global Energy Monitor.
Những động thái mở rộng này sẽ là sự minh chứng cho các nhà điều hành nhiên liệu hóa thạch, đồng thời chỉ ra những lợi ích về độ tin cậy và chi phí. Và đó là tin không tốt cho những nỗ lực hạn chế lượng khí thải carbon và đạt được các mục tiêu về khí hậu toàn cầu.
Trong nhiều năm, các nhà phân tích dự kiến sản lượng than sẽ ổn định sau khi đạt kỷ lục vào năm 2013. Rốt cuộc, nguồn tài trợ chuyển đổi khỏi than đang cạn kiệt. Sau đó đến năm 2021, khi tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc khiến nước này phải tăng cường khai thác than nhiều hơn để đảm bảo an ninh năng lượng.
Vào năm 2022, xung đột Nga-Ukraine và tình trạng mất điện trong các đợt nắng nóng ở Ấn Độ càng thúc đẩy nhu cầu về than đá. Theo IEA, vào năm ngoái, sản lượng than đã tăng lên mức kỷ lục 8,7 tỷ tấn.
Con số đó dự kiến sẽ giảm trong năm nay. Nhưng, IEA dự báo nhu cầu về than sẽ ổn định cho đến năm 2026 - phù hợp với những dự đoán của ngành về sự sụt giảm nhu cầu than.
Tại Trung Quốc - quốc gia sản xuất và tiêu thụ một nửa lượng than trên thế giới - các công ty khai thác đang phải vật lộn để duy trì tốc độ tăng trưởng sau khi tăng sản lượng 21% trong vòng ba năm qua lên 4,7 tỷ tấn. Nguồn dự trữ chi phí thấp hầu hết đã được khai thác, khiến các công ty phải đào những mỏ sâu hơn, đắt tiền hơn. Tỷ lệ tử vong khi khai thác than cũng bắt đầu tăng sau nhiều năm giảm.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), số lượng kỷ lục các tấm pin mặt trời và tua bin gió mới, cùng với sự phục hồi của thủy điện và sản xuất điện hạt nhân ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc năng lượng carbon thấp có thể sẽ vượt mức tăng trưởng về tiêu thụ điện.
Zhang Hong, Phó tổng thư ký Hiệp hội Than Quốc gia Trung Quốc cho biết, năng lượng sạch đó cũng sẽ là huyết mạch của than. Năng lượng tái tạo chỉ được tạo ra khi thời tiết thuận lợi, vì vậy ngay cả khi các phương án phụ tải cơ bản khác xuất hiện, than giá rẻ và đáng tin cậy vẫn sẽ đóng một vai trò nào đó.
“10 đến 15 năm tới sẽ vẫn là khoảng thời gian chiến lược quan trọng”, ông cho biết.
Ấn Độ là quốc gia mà IEA dự báo sản lượng than sẽ tăng trong năm nay, với sản lượng lần đầu tiên đạt mốc 1 tỷ tấn. Thủ tướng Narendra Modi cần đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đồng thời giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu đắt đỏ. Tuy nhiên, ngay cả sau khi năng lượng tái tạo tăng vọt, hạt nhân, thủy điện và các lựa chọn phụ tải cơ bản khác vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu - vì vậy than được dự đoán sẽ vẫn là nguồn năng lượng thống trị ít nhất cho đến cuối thập kỷ này.
Trong khi đó, Indonesia - quốc gia xuất khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới - nhận thấy sản lượng sẽ ổn định trong hai năm tới. Điều đó một phần nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa đang gia tăng từ lĩnh vực chế biến niken đang bùng nổ và tiêu tốn điện.
Tuy nhiên, đó cũng là bằng chứng về sự khó khăn trong việc đẩy nhanh sự cạn kiệt của than, khi các nền kinh tế có nhà máy mới hơn, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và nhu cầu cấp thiết phải tạo việc làm. Vào năm 2022, Indonesia đã đồng ý một thỏa thuận xanh trị giá 20 tỷ USD với các chính phủ và tổ chức tài chính giàu có, trong đó sẽ sớm đóng cửa các nhà máy điện than. Mặc dù vậy, việc loại bỏ dần than đã tỏ ra thách thức hơn nhiều so với dự đoán. Những thương vụ mang tính bước ngoặt vẫn còn trên bàn đàm phán.
Mặt khác, những tiến bộ về năng lượng mặt trời và gió đã làm cho những công nghệ đó rẻ hơn nhiều so với năng lượng than ở hầu hết các nơi trên thế giới, đồng thời những lợi ích tương tự đối với pin và hệ thống lưu trữ năng lượng cuối cùng có thể khiến năng lượng tái tạo đủ khả năng chi trả để biến đổi hỗn hợp năng lượng.
Nhưng hiện tại, quá trình chuyển đổi đang thử thách những kỳ vọng kéo dài nhiều năm về những đỉnh cao nhanh chóng và những đợt suy giảm mạnh sau đó.
“Chúng tôi thấy rằng thế giới cần nhiều nhà khai thác hơn để khai thác than và hỗ trợ quá trình chuyển đổi trong nhiều thập kỷ tới”, Rob Bishop, giám đốc điều hành của công ty khai thác mỏ New Hope Corp. cho biết.