Thế giới nên đóng cửa gần 3.000 nhà máy nhiệt điện than để đáp ứng mục tiêu về khí hậu

Thế giới nên đóng cửa gần 3.000 nhà máy nhiệt điện than để đáp ứng mục tiêu về khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo tổ chức nghiên cứu khí hậu TransitionZero, thế giới sẽ cần phải đóng cửa gần 3.000 nhà máy nhiệt điện than trước năm 2030 để có cơ hội duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong một báo cáo được công bố vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc ở Glasgow, TransitionZero cho biết, hiện có hơn 2.000 gigawatt nhiệt điện than đang hoạt động trên toàn thế giới, và con số đó cần phải giảm gần một nửa, đồng nghĩa với việc loại bỏ công suất 1 gigawatt mỗi ngày từ nay đến cuối thập kỷ.

Việc phải loại bỏ gần 1.000 gigawatt công suất nhiệt điện than sẽ khiến Trung Quốc - quốc gia có nguồn khí gây hiệu ứng nhà kính nóng lên lớn nhất thế giới và là nước sở hữu của khoảng một nửa số nhà máy chạy bằng nhiên liệu than trên thế giới phải đẩy nhanh sự chuyển dịch sang điện sạch hơn.

Matt Gray, nhà phân tích của TransitionZero và là tác giả của báo cáo cho biết: “Kết luận hợp lý là một nửa nỗ lực sẽ cần đến từ Trung Quốc”.

Trung Quốc đã giảm tỷ trọng than trong tổng cơ cấu năng lượng từ 72,4% năm 2005 xuống còn 56,8% vào năm ngoái, nhưng sản lượng tiêu thụ tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng. Chính quyền Trung Quốc đầu năm nay đã tuyên bố rằng, Trung Quốc sẽ bắt đầu cắt giảm sử dụng than, nhưng chỉ sau năm 2025.

Chiến lược than cũng đã được giám sát kỹ lưỡng hơn trong những tuần gần đây khi các cơ quan quản lý cố gắng tìm ra khối lượng bổ sung cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đã buộc các nhà máy phải đóng cửa, gây rủi ro cho việc cung cấp điện và sưởi ấm vào mùa đông.

Nhà phân tích Grey cho biết, trong khi tiêu thụ than sẽ tăng trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng năng lượng đang buộc Trung Quốc phải đẩy nhanh cải cách, điều mà cuối cùng sẽ giúp nước này giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó, một chính sách gần đây nhằm buộc các nhà vận hành máy phát điện chạy bằng nhiệt điện phải bán điện qua thị trường bán buôn sẽ khiến họ phải chịu sự cạnh tranh từ các nguồn năng lượng tái tạo và càng làm rõ sự thiếu khả năng cạnh tranh của các công ty này.

“Tôi nghĩ công bằng mà nói, việc bật đèn và giữ ấm cho các tòa nhà sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc khi bước vào mùa đông. Nhưng hy vọng của chúng tôi là cuộc khủng hoảng này được xem là lời cảnh tỉnh cho việc phụ thuộc vào nhiệt điện than”, ông cho biết.

Tin bài liên quan