Thấy gì từ kết quả thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm

0:00 / 0:00
0:00
Nhìn tổng quát, thu chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm đạt được những kết quả hiếm thấy so với cùng kỳ nhiều năm trước, là kết quả nổi bật so với các ngành, lĩnh vực khác.
Thấy gì từ kết quả thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm

Kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932.900 tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm; tổng chi là 713.000 tỷ đồng, bằng 40%. Đây là kết quả hiếm thấy so với cùng kỳ nhiều năm trước, được nhận diện trên các điểm chủ yếu: thu ngân sách đạt quy mô lớn nhất từ trước đến nay kể cả khi loại trừ yếu tố giá; tỷ lệ tổng thu ngân sách so với GDP (đánh giá lại) đạt xấp xỉ 21,1%, cao hơn tỷ lệ của nhiều năm; mới qua nửa năm, nhưng thu ngân sách đã đạt 2/3 dự đoán cả năm - là tỷ lệ cao nhất so với cùng kỳ các năm trước.

Kết quả trên là tiền đề để cả năm có thể đạt và vượt dự đoán cả năm mà Quốc hội đã phê duyệt. Do quy mô và tỷ lệ thực hiện dự toán năm của tổng thu cao hơn của tổng chi, nên nếu tính một cách đơn giản, thì cân đối ngân sách đạt bội thu khá lớn (gần 120.000 tỷ đồng) - một trạng thái hiếm thấy từ trước đến nay. Kết quả trên càng có ý nghĩa tích cực khi đạt được trong những điều kiện Nhà nước thực hiện nhiều chính sách tài khóa hỗ trợ.

Con số tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 là kết quả nổi bật so với các ngành, lĩnh vực khác trong cùng thời gian và cũng là lĩnh vực có sự tác động tích cực của các ngành, lĩnh vực này, nhất là tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp…

Kết quả nổi bật của tài khóa đã góp phần tích cực đến kết quả chung của nền kinh tế. Trong đó, rõ nhất là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, quay lại hoạt động, hạn chế sự phá sản, tạm dừng hoạt động, tạm dừng kinh doanh, đang hoạt động… Cùng với đó, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp trong 6 tháng khi thu ngân sách đạt tỷ lệ cao so với dự toán…; góp phần để xuất khẩu đạt quy mô lớn và tăng trưởng cao…

Chưa thể chủ quan

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng chưa thể chủ quan, thỏa mãn, bởi tài khóa vẫn còn nhiều khó khăn và đứng trước những thách thức không nhỏ. Khó khăn lớn nhất là hiệu quả của nền kinh tế tuy có cải thiện, nhưng trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2022 vẫn còn thấp, do chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh tăng cao, đầu ra là tiêu dùng cuối cùng sau mấy năm bị bào mòn vì đại dịch vẫn còn yếu, cần được hỗ trợ.

Một thách thức không nhỏ là do tác động của nhiều yếu tố, thậm chí có những yếu tố bất khả kháng. Trước hết, giá USD thế giới tiếp tục xu hướng tăng gây áp lực làm tăng tỷ giá. Tỷ giá tăng sẽ khiến công nợ bằng USD tính ra VND sẽ tăng lên. Giá hàng hóa tính bằng VND sẽ tăng kép (vừa do giá tính bằng USD tăng, vừa do tỷ giá tăng), làm cho sức ép nhập khẩu lạm phát tăng. Đó là chưa nói tới yếu tố tâm lý, tuy không phải là yếu tố kinh tế, nhưng tác động cộng hưởng và lớn hơn yếu tố kinh tế.

Nhập khẩu 6 tháng tăng cao, nhưng chủ yếu là do giá tăng (11,21%), còn lượng nhập khẩu chỉ tăng chưa đến 3,9%, thậm chí một số loại hàng hóa quan trọng còn bị giảm - tức là vẫn bị đứt gãy nguồn cung, nên lượng và kim ngạch nhập khẩu vẫn còn tăng, sẽ làm chi phí sản xuất, kinh doanh tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thu ngân sách.

Chi ngân sách cũng bị ảnh hưởng, tuy vẫn có thể đạt dự toán, nhưng do sự mất giá của đồng nội tệ, nên tính thành lượng vật tư, hàng hóa để đầu tư, sử dụng lại bị giảm.

Một thách thức không nhỏ là nhập khẩu lạm phát thời gian qua chủ yếu mới tác động đến đầu vào của sản xuất, một phần nhỏ đến giá sản xuất, chưa gây áp lực lớn đến CPI (nên 6 tháng chỉ tăng 2,44%). Tới đây, nhập khẩu lạm pháp sẽ tác động đến CPI, làm cho các khoản thu, chi thực không được như danh nghĩa…

Tin bài liên quan