Thất bại ê chề của sư tử khi gặp phải chú linh dương quá "cứng"

Thất bại ê chề của sư tử khi gặp phải chú linh dương quá "cứng"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một khi đủ dũng cảm để đối diện với nỗi sợ thì cũng là lúc nhận ra nó không đáng sợ như tưởng tượng.

Ngày nay, vấn nạn săn bắt động vật hoang dã trái phép cùng với sự biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế giới tự nhiên. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh, các loài động, thực vật châu Phi có thể đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt nhanh hơn dự báo.

Trong bối cảnh khắc nghiệt như thế, để có thể kiếm đủ lượng thức ăn cho bản thân thôi đã vất vả rồi huống gì những loài động vật sinh hoạt theo bầy đàn như sư tử mọi thứ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần.

Thống kê từ các chuyên gia động vật học cho biết, một con sư tử khi trưởng thành chỉ săn được khoảng 15 con mồi mỗi năm. Đặc biệt vào ban ngày, tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử chỉ đạt mức 17-19%.

Đó là nguyên do sư tử thường xuyên đi "dọn dẹp" thức ăn thừa từ những loài săn mồi khác bỏ lại hoặc phải đi cướp "miếng ăn" từ các loài thú ăn thịt khác như linh cẩu, báo...

Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ có một màu xám xịt như thế. Với tỷ lệ thất bại khi đi săn cao như thế có thể thấy kể cả sư tử có nỗ lực như thế nào đi chăng nữa cũng chưa chắc đã có kết quả.

Anh chàng Tane Bailey trong chuyến đi trải nghiệm đến Công viên hoang dã Mkuze, Nam Phi đã vô cùng may mắn khi chứng kiến sự thất bại toàn diện của sư tử, loài động vật săn mồi đứng đầu bảng tại Lục địa đen.

Theo đó, mở đầu clip là màn đua tốc độ cực kỳ gay cấn giữa sư tử cái và một con linh dương Nyala.

Đây là một loài bản địa ở phía Nam châu Phi. Chúng thường dài từ 135 - 195 cm và nặng 55 - 140 kg.

Loài động vật ăn cỏ này có bản tính nhút nhát và thận trọng. Khi nhìn thấy mối nguy hiểm, chúng thường chọn cách bỏ chạy.

Tuy nhiên, do linh dương Nyala chạy không được nhanh, nên thường trở thành con mồi béo bở cho các loài đi săn như sư tử, báo đốm, hay thậm chí là chó hoang, linh cẩu.

Cũng có những trường hợp linh dương Nyala sẵn sàng chiến đấu để tự vệ, đặc biệt là khi bị dồn tới chân tường hoặc để bảo vệ đàn con nhỏ. Đối trọng của chúng là cặp sừng sắc nhọn hình chữ V ngược, có ở những con đực, khiến ta liên tưởng đến chiếc sừng của loài bò tót.

Số lượng loài này được duy trì ở mức ổn định do chúng sinh sản rất mạnh.

Trước áp lực dồn ép khủng khiếp đến từ kẻ săn mồi, con linh dương đã phải nhảy xuống dưới sông để lẩn trốn. Con vật đáng thương chưa kịp trấn tĩnh đã phải căng mình chống lại cuộc tấn công khác từ một đàn cá sấu đang ẩn mình dưới làn nước. Cực chẳng đã, con linh dương lúc này liền làm liều, chạy ngược trở lại lên trên bờ và đối diện trực tiếp với sư tử. Kỳ lạ thay, con sư tử dường như đã hóa "mèo" và trở nên vô cùng lúng túng trước linh dương. Không chỉ thế, sau đó con sư tử còn quay mình rời khỏi nơi đó, trả lại sự tự do cho linh dương.

Tin bài liên quan