An toàn là ưu tiên hàng đầu
Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), số tài khoản ngân hàng đã tăng từ 16,8 triệu tài khoản trong năm 2010 lên 67,4 triệu vào năm 2017.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đứng trong Top 20 quốc gia có dân số sử dụng internet nhiều nhất thế giới; trong đó 62% người dùng internet mua sắm online...
Dự báo đến hết năm 2018, sẽ có 50.000 điểm thanh toán qua mã QR so với 5.000 điểm như các năm trước. Điều này cho thấy, ngành ngân hàng Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đón cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
Dù không nằm trong 9 khu vực, lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng, song ngành ngân hàng chắc chắn không thể nằm ngoài vòng xoáy này.
Hiện tại, cơ hội kinh doanh từ lĩnh vực thanh toán không tiền mặt chính là điều dễ nhận thấy nhất với ngành ngân hàng, nhất là khi nhiều mô hình thành công như Uber, Grab, Alibaba, Amazon… đang ứng dụng công nghệ có liên kết thanh toán với ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các ngân hàng phải có những chiến lược riêng để thu hút khách hàng, gia tăng doanh số.
Không riêng lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, CMCN 4.0 còn là cơ hội để ngành ngân hàng được tham gia hệ sinh thái kinh tế số toàn cầu với sự kết hợp giữa tài chính, y tế, bảo hiểm, du lịch, giáo dục, thương mại, bất động sản…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các rủi ro về mặt công nghệ, đặc biệt là vấn đề an ninh, an toàn thông tin, an toàn giao dịch trực tuyến sẽ ngày càng nguy hiểm.
Việc bắt nhịp làn sóng công nghệ có thể tạo ưu thế đi tắt, đón đầu.
Trong bối cảnh này, tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), vấn đề an ninh mạng, an toàn thanh toán, bảo mật dữ liệu thông tin… được nhìn nhận nghiêm túc là thách thức và cũng là ưu tiên hàng đầu, là nền tảng cơ bản trong việc triển khai ngân hàng số.
Theo đó, OCB đã và đang nghiên cứu, triển khai, kết hợp nhiều giải pháp mới, tiên tiến về nghiệp vụ và công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, quản lý dữ liệu trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, áp dụng trí tuệ nhân tạo và đảm bảo tối đa an ninh bảo mật.
Những sản phẩm cho thanh toán 4.0
Việc bắt nhịp làn sóng công nghệ có thể tạo ưu thế đi tắt, đón đầu. Hiểu được điều này, nhiều ngân hàng trong nước đã có sự chuẩn bị và bắt đầu cho thấy sự vận động để tiến kịp xu hướng.
Trong số đó, OCB đang cho thấy dấu ấn tiên phong trong việc “đón đầu” cuộc CMCN 4.0. Tháng 3/2018, Ngân hàng bất ngờ giới thiệu Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI và là nhà băng đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình này.
OCB OMNI nhanh chóng thu hút khách hàng trẻ, những người thích sự đổi mới và thường xuyên sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch tài chính.
Ngân hàng hợp kênh được cho là bước phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. Trước đó, với ngân hàng truyền thống, khách hàng muốn giao dịch phải trực tiếp ra ngân hàng.
Bước tiếp theo, ngân hàng đa kênh với sự ra đời của eBanking, mobile banking… mang đến nhiều tiện ích và dễ dàng hơn trong giao dịch, nhưng vẫn còn bất tiện khi bị gián đoạn và không có sự kết nối giữa các kênh giao dịch. Hiện tại, công nghệ hợp kênh cho phép tích hợp và đồng bộ hóa tất cả các kênh giao dịch, từ eBanking, mobile banking, tổng đài viên, ATM đến quầy giao dịch.
Công nghệ hợp kênh cũng đem đến lợi thế nổi trội trong việc tích hợp các sản phẩm thanh toán 4.0. Mọi giao dịch hàng ngày phải dùng đến tiền mặt như thanh toán hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, đóng học phí, hay mua vé máy bay… của người dùng đều dễ dàng thanh toán online qua OCB OMNI. Nhờ những tính năng này, OCB OMNI nhanh chóng thu hút khách hàng trẻ, những người thích sự đổi mới và thường xuyên sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch tài chính.
Nền tảng OMNI cũng trở thành “vũ khí lợi hại” để OCB đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại công nghệ.
Sự chuyển dịch tất yếu
Công nghệ thay đổi mang đến sự chuyển dịch trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều nhà băng bắt đầu chuyển dịch sản phẩm từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số. Thay vì ra quầy giao dịch mới sử dụng được các sản phẩm của ngân hàng, hiện nay một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng giao dịch online.
Sau Ngân hàng hợp kênh OCB OMNI, Ngân hàng TMCP Phương Đông tiếp tục tung ra Cổng thương mại điện tử OCB GO. Đây là nơi giới thiệu, phát triển và giao dịch các sản phẩm như thẻ, vay, tiết kiệm, bảo hiểm…
Chỉ cần một thiết bị được kết nối internet, khách hàng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm và được ngân hàng trao “hàng” tận tay.
OCB GO ra đời trên nền tảng OCB OMNI, là cơ sở để OCB tiếp tục số hóa những sản phẩm ngân hàng. Nhờ ứng dụng công nghệ đa dạng và triệt để, OCB đã xây dựng được một quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin hoàn toàn online.
Từ đó, mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều trong giao dịch ngân hàng.
Các giao dịch trực tuyến cũng giúp tiết giảm tối đa chi phí nhân sự, nhờ vậy gia tăng doanh thu và chia sẻ lại với khách hàng bằng những sản phẩm cạnh tranh.
Đây cũng là nền tảng vững chắc để OCB có thể nắm bắt cơ hội rất lớn trong thời gian tới, khi ngân hàng số và dịch vụ ngân hàng số được hàng loạt chuyên gia đầu ngành dự đoán sẽ có những bước phát triển bùng nổ và ngoạn mục
Bên cạnh Ngân hàng TMCP Phương Đông, một số nhà băng khác cũng rục rịch đưa sản phẩm lên internet, với bước đầu cho phép khách hàng đăng ký sản phẩm trực tuyến. Nhưng làm thế nào để xây dựng được một quy trình mượt mà, đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin khách hàng vẫn còn là thách thức.
Trước yêu cầu này, cùng với những nền tảng bảo mật và an toàn thông tin hiện có, OCB đang tiếp tục mở rộng, nâng cấp và sẽ triển khai nhiều hệ thống, tiện ích hơn nữa, đảm bảo cung cấp cho khách hàng, dù trên nền tảng số hay các kênh giao dịch truyền thống, các trải nghiệm dịch vụ ngân hàng mới mẻ, đồng nhất và liền mạch, xuyên suốt.