Thành lập Tổ công tác liên Bộ tiếp nhận, vận hành Cổng thông tin về các FTA

0:00 / 0:00
0:00
Tổ công tác liên Bộ vận hành Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTAP) giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn tới 2035 vừa chính thức được thành.
Bộ Công thương đã thành lập Tổ công tác liên Bộ để chuẩn bị tiếp nhận và vận hành FTA Portal.

Bộ Công thương đã thành lập Tổ công tác liên Bộ để chuẩn bị tiếp nhận và vận hành FTA Portal.

Tổ công tác liên Bộ để triển khai Đề án tiếp nhận, vận hành, nâng cấp và phát triển Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTAP) giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn tới 2035 vừa chính thức được thành.

Theo quyết Quyết định số 2773/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 10/12/2021, Tổ công tác liên Bộ bao gồm 29 thành viên của 16 Bộ, ngành liên quan dự kiến tham gia vào việc vận hành và phát triển FTAP sau khi bàn giao.

Danh sách các thành viên Tổ công tác liên Bộ của Quyết định số 2773/QĐ-BCT ngày 10/12/2021 được nêu tại Phụ lục I, bao gồm đại diện của các Bộ, ngành, cơ quan sau: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động – Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ngân hàng nhà nước, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.

Cơ quan thường trực của Tổ công tác được đặt tại Bộ Công thương.

Nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giải quyết công việc của các thành viên Tổ công tác được nêu trong Quy chế hoạt động tại Phụ lục 2 của Quyết định số 2773/QĐ-BCT ngày 10/12/2021.

Cổng thông tin điện tử về Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTAP) được xây dựng và phát triển bằng nguồn hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Australia do Ngân hàng Thế giới quản lý.

FTAP được khởi động nghiên cứu xây dựng từ tháng 3/2019. Ngày 23/12/2020 tại Hà Nội, Bộ Công thương đã khai trương phiên bản thử nghiệm của FTAP. Tháng 5/2021 tại công văn số 3027/VPCP-QHQT, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan tiếp nhận, vận hành có hiệu quả FTAP.

Sắp tới, FTAP sẽ được chính thức bàn giao từ Ngân hàng Thế giới cho Bộ Công thương để chính thức vận hành, nâng cấp và phát triển.

Trong bối cảnh Hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, cùng với đó là sự phát triển mãnh mẽ của Công nghệ 4.0 thì ý tưởng về một Cổng thông tin điện tự về FTA của Việt Nam cho phép doanh nghiệp chỉ cần ngồi một chỗ có thể tra cứu tất cả các thông tin cần thiết, đặc biệt là các cam kết liên quan đến thuế, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư... là vô cùng cần thiết.

Trên cơ sở sự hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng thế giới, Cổng thông tin điện tử về các FTA Việt nam đã được xây dựng dựa trên mô hình của Cổng thông tin điện tử FTA của Chính phủ Australia.

Với việc hình thành Cổng thông tin điện tử về các FTA Việt Nam, đây là lần đầu tiên Việt Nam có được một công cụ tra cứu các cam kết FTA và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Đến nay, Việt Nam đã có 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang thực thi, mới nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mới đi vào thực thi từ 1/1/2022. Ngoài ra, Việt Nam còn 2 FTA đang đàm phán, gồm: Việt Nam – EFTA FTA (Việt Nam, EFTA (Thụy Sỹ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) và Việt Nam – Israel FTA.

Tin bài liên quan