Kinh tế thế giới
Sau rất nhiều nhận định tiêu cực hồi đầu năm, cuối cùng các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu tìm thấy điểm chung khi đánh giá về thời điểm "thoát đáy khủng hoảng" của kinh tế thế giới vào cuối năm 2009. Thực tế, có thể nhận thấy những tín hiệu phục hồi đang manh nha tại Mỹ và các nền kinh tế quan trọng… Tuy nhiên, sự lạc quan về viễn cảnh đó dường như đã làm lu mờ một thực tế là nền tài chính thế giới vẫn đang tiếp tục con đường thoát "đáy". Tăng trưởng âm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thâm hụt ngân sách chính phủ ngày càng phình to… đang là bài toán chung của hầu hết nền kinh tế lớn.
Kinh tế Việt
Thận trọng với các chỉ tiêu kinh tế, nhất là khi những tín hiệu hồi phục nền kinh tế thế giới chưa mấy rõ nét, Ủy ban kinh tế của Quốc hội Việt Nam đã chấp nhận điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế quan trọng theo hướng thận trọng hơn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP điều chỉnh giảm từ 6,5% xuống 5%; bội chi ngân sách tăng từ 5% lên 8%, tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 13% xuống 3%… Điều này, một mặt thể hiện sự thận trọng cần thiết, nhưng mặt khác cũng cho thấy những khó khăn có thực mà nền kinh tế đang phải đương đầu.
Trước tiên, bội chi ngân sách nhà nước có nguy cơ tăng cao do phải triển khai các gói kích cầu kinh tế và thiếu hụt sự bù đắp từ nguồn thu. Trong khi nguồn thu quan trọng là thuế lại cần điều chỉnh giảm để kích thích sản xuất và tiêu dùng, thì một trong những giải pháp cho vấn đề này là phát hành trái phiếu chính phủ lại phải đối mặt với khó khăn trong cuộc cạnh tranh lãi suất với hệ thống NHTM, khiến cho các cuộc phát hành liên tục thất bại.
Thứ hai, hiện tượng lãi suất ngân hàng gia tăng gần đây đang đặt ra những bất cập, khi một mặt tình trạng nợ xấu tăng lên cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn trong phát triển kinh tế không cao (gia tăng ICOR); mặt khác, nguy cơ lạm phát có thể quay trở lại trong những tháng cuối năm. Trong khi lãi suất huy động đang được đẩy lên cao (mức cao nhất tại thời điểm cuối tháng 6/2009 là 10,1%/năm cho kỳ hạn 36 tháng) thì DN vay vốn lại càng trở nên khó khăn khi nền kinh tế chưa phục hồi, dẫn tới tác động kép về rủi ro tín dụng và lạm phát (do DN tăng giá bán sản phẩm để bù đắp chi phí).
Thứ ba, cơn bão tài chính năm 2008 đã để lại nhiều tồn tích tại các quốc gia, đặc biệt là tại những quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, khiến cho nhu cầu tiêu dùng tại đó thu hẹp đáng kể. Trong những tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu tại Mỹ, EU và Nhật đều báo con số tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, do bản thân nền kinh tế khó khăn, các quốc gia này cũng sẽ tìm mọi cách để bảo hộ cho sản xuất trong nước, càng tạo ra những khó khăn đối với việc cạnh tranh của các sản phẩm đến từ hải ngoại.
Như vậy, có thể cảm nhận được chặng đường 6 tháng cuối năm của nền kinh tế Việt
TTCK Việt
Bắt đầu phục hồi sau khi chạm đáy 235,5 điểm ngày 24/2/2009, tính đến ngày 15/6/2009, chỉ số VN-Index đã tăng trên 100% (trung bình 30%/tháng). Chỉ số P/E toàn thị trường, theo đánh giá của FPTS, tăng từ mức 15 lên 18 trong chưa đầy 1 tháng (15/5 - 10/6), tương đương với mức tăng 38% về thị giá cổ phiếu (với giả thiết hợp lý là EPS không đổi trong vòng một tháng). Đây là tốc độ tăng xấp xỉ với sức "nóng" trong thời kỳ VN-Index tạo đỉnh 1.170 điểm năm 2007. Theo thống kê, Việt
Trong số đó, hai nguyên nhân cuối rất đáng quan tâm, khi một lần nữa chứng tỏ TTCK Việt
Như vậy, quy luật giá và giá trị đặt ra ở đây một câu hỏi là liệu sức tăng mạnh mẽ như vừa qua có thật sự đã phản ảnh đúng giá trị (thậm chí là tiềm năng) của hầu hết cổ phiếu, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn?
Tăng trưởng "nóng" và thiếu thực chất đã tạo ra "thế khó" cho TTCK, khi sự phục hồi kinh tế thế giới và Việt Nam đang có những biểu hiện không nhất quán. Thực tế cho thấy, chỉ số cả hai sàn HOSE và HNX đã có những điều chỉnh giảm sau 3 tháng tăng mạnh vừa qua. Kỳ vọng lớn vào sự nâng đỡ thị trường của các "đại gia" BVH và VCB vừa chào sàn HOSE cuối tháng 6 cũng nhanh chóng xẹp xuống khi hai cổ phiếu này không giữ nổi sắc tím và xanh trên bảng điện tử.
Tháng 7, ngoài thông tin được đánh giá là tích cực về kết quả hoạt động kinh doanh quý II của các đơn vị niêm yết, thì sự chuyển biến ấn tượng về xuất nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng, lãi suất… sẽ khó xảy ra. Cùng với đó, chu kỳ suy giảm tháng 7 - tháng 8 (được quan sát thấy trong giai đoạn 2006 - 2008) của TTCK có thể là những cản trở lớn cho các chỉ số VN-Index và HNX-Index. Do vậy, khả năng ổn định và duy trì mức điểm đã có được cho là kịch bản triển vọng hơn cả đối với hai chỉ số này.
Bằng công cụ phân tích kỹ thuật, có thể thấy sự vận động của VN-Index đã rời bỏ kênh xu thế tăng mạnh và đang quay trở lại với kênh xu thế dài hạn (giảm). Tuy nhiên, những phân tích thận trọng cho thấy chỉ số này sẽ được nâng đỡ tích cực tại mức điểm 350. Các mức hỗ trợ tại 410 điểm và 380 điểm cũng sẽ là những yếu tố đáng kể ngăn không cho chỉ số này xuống dốc quá sâu. Như vậy, khoảng điểm hợp lý của chỉ số sàn HOSE trong tháng 7/2009 dự báo sẽ từ 400 đến 450 điểm.