Trong tháng 1/2016, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp trong nước đạt khá: Điện thoại và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, tăng 44,7% so với tháng trước; điện tử máy tính và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,1%.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước: Gỗ và sản phẩm gỗ giảm 20,5%; dệt may giảm 9,4%; giày dép giảm 5,2%; dầu thô giảm 40% (lượng giảm 23%). Tháng 1, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 14 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,9 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,4%.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với tháng trước: Ô tô giảm 38,2%; xăng dầu giảm 32%; phân bón giảm 22,9%; sắt thép giảm 20,9%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập nhập tháng 1/2016 giảm 0,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 80,8%; xăng dầu giảm 17,6%; sắt thép giảm 16,3%; sợi dệt giảm 13,3%; xe máy và linh kiện, phụ tùng giảm 8,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,1%.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015;
Như vậy, tháng 1/2016 ước tính nhập siêu 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ USD.