TCM: ước lãi quý 1 tăng 100% so với cùng kỳ, cổ đông lớn Nguyễn Văn Nghĩa ứng cử HĐQT

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư chiều 26/3, lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã chứng khoán TCM) đã chia sẻ về dự báo kết quả kinh doanh quý I/2021.
TCM: ước lãi quý 1 tăng 100% so với cùng kỳ, cổ đông lớn Nguyễn Văn Nghĩa ứng cử HĐQT

Theo đó, trong quý I/2021, TCM dự báo doanh thu 36 triệu USD, tăng 20%, lợi nhuận 2,6 triệu USD, gấp đôi cùng kỳ. TCM đã nhận đơn hàng hết tháng 7 và đang tiếp nhận đơn hàng cho tháng 8 .

Vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm tại cuộc gặp là cổ đông lớn - ông Nguyễn Văn Nghĩa liên tục tăng vốn tại TCM, là kế hoạch đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, có kế hoạch tham gia HĐQT hay không?

Câu hỏi này được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TCM đã tăng rất mạnh từ năm 2020, ở vùng thấp nhất 10.587 đồng/cp (31/3/2020) và hiện đóng cửa phiên hôm nay là 100.000 đồng/cp. Trong khi đó, ông Nghĩa liên tục nâng sở hữu tại TCM từ tháng 9/2020, công bố trở thành cổ đông lớn đến nay đã sở hữu hơn 8,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 13,92% vốn TCM.

Tổ chức/Người giao dịch

SLCP trước GD

Đăng ký

Thực hiện

SLCP sau GD

Mua

Bán

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Mua

Bán

Ngày thực hiện



TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

8,223,294

-

-

2/2/2021

2/2/2021

400,000

-

2/4/2021

8,623,294


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

7,729,294

-

-

1/28/2021

1/28/2021

463,000

-

2/1/2021

8,192,294


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

7,271,094

-

-

1/5/2021

1/5/2021

228,300

-

1/8/2021

7,499,394


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

6,754,924

-

-

12/1/2020

12/1/2020

472,000

-

12/7/2020

7,226,924


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

5,213,934

-

-

10/14/2020

10/14/2020

1,167,910

-

10/20/2020

6,381,844


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

4,721,874

-

-

10/13/2020

10/13/2020

492,060

-

10/15/2020

5,213,934


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

4,124,474

-

-

10/1/2020

10/1/2020

288,870

-

10/6/2020

4,413,344


TCM

Nguyễn Văn Nghĩa

3,080,304

-

-

9/29/2020

9/29/2020

811,520

-

10/2/2020

3,891,824


Ông Nghĩa cho biết, đầu tư vào TCM là dài hạn. Trước khi mua cổ phiếu TCM thì có gặp Ban Lãnh đạo, nghe chia sẻ chiến lược, thăm hết các nhà máy rồi về mới bỏ tiền đầu tư.

“Vừa qua, tôi có ứng cử vào HĐQT TCM, còn được hay không đợi đến ĐHCĐ sắp tới để cổ đông bầu cử. Nếu tham gia HĐQT TCM, tôi sẽ có đóng góp để tăng hiệu quả của TCM”, ông Nghĩa nói.

Trao đổi bên lề với phóng viên báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nghĩa chia sẻ, ông có thế mạnh về bất động sản và tái cấu trúc tài chính DN, giúp DN sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Về dự án bất động sản, TCM cho biết, đã tìm được đối tác tin cậy để cùng triển khai, hiện đang thực hiện thiết kế, xin giấy phép xây dựng.

Được biết, các dự án bất động sản chính của TCM bao gồm dự án TC1, TC2 và TC3. Dự án Thành Công Tower (TC1) đang thực hiện các thủ tục pháp lý và tái khởi động trở lại diện tích xây dựng 9.898 m2 tại quận Tân Phú, TP.HCM – là dự án trọng điểm của TCM. Còn dự án TC2 triển khai trên khu đất của nhà máy hiện tại khoảng 6,6 ha. Dự án TC3 có diện tích khoảng 13.758 m2, tọa lạc tại đường Nguyễn Tất Thành, quận 4.

Dệt may phải hướng đến “xanh” và tự chủ hơn nguyên liệu

Đánh giá chung về ngành dệt may Việt Nam năm 2021, ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Phân tích CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng, sẽ là năm hồi phục như trước dịch, dự kiến xuất khẩu 39 tỷ USD.

Trong năm 2020, nhiều DN chỉ làm gia công ở khâu cắt may, mang lại giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất, bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh Covid do đứt gãy chuỗi cung ứng, không có đơn hàng.

Ảnh tác giả

Ngành dệt may sẽ có có hội từ nhiều hiệp định thương mại FTAs mà Việt Nam đã ký kết.

Ông Lê Quang Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Mirae Asset Việt Nam

Theo ông Tùng, xu hướng sắp tới sẽ là 60% DN ngành dệt may dịch chuyển dần từ là cắt may sang OEM (khách hàng chỉ đặt hàng và nhà sản xuất tự chủ động tìm nguồn nguyên liệu), chưa thể phát triển sang ODM (tự thiết kế và chào hàng).

Ngành dệt may sẽ có có hội từ nhiều hiệp định thương mại FTAs mà Việt Nam đã ký kết. Hiện nay, các nhãn hàng đã không mua vải từ Trung Quốc mà chuyển sàn Việt Nam. TCM đã hưởng lợi từ diễn biến này và có thêm khách hàng. Thực trạng bấy lâu nay là ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều từ vải Trung quốc do thiếu hụt nguyên liệu, không có nhà máy sản xuất vải… Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn thì các FTAs sẽ không có ý nghĩa.

Do đó áp lực ngắn hạn nhưng cũng là lợi ích dài hạn, mình phải bớt phụ thuộc vải sợi từ Trung Quốc”, ông Tùng nói.

Chính vì vậy, DN khép kín chuỗi sản xuất như TCM luôn có lợi thế hơn (vượt qua đại dịch và có biên lợi nhuận tốt hơn) và theo ông Minh, những lợi thế này con số tài chính chưa đo lường được. Một yếu tố khác là điểm cộng cho TCM là việc hướng đến hình ảnh doanh nghiệp xanh, bền vững, sản phẩm đầu ra đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

Hiện nay, các sản phẩm của TCM đáp ứng được hầu hết các khách hàng ở thị trường Mỹ, nhưng thị trường EU thì rất khó vì tiêu chí rất cao. Vì vậy, ông Tùng cho biết, TCM gặp khách hàng yêu cầu phải phân tích mọi cái trong chất thải ra môi trường, muốn có đơn hàng thì mình phải phối hợp, họ cũng cho mình thời gian để cải thiện. Nếu thấy thiện chí thì họ sẵn sàng đồng lòng.

Năm 2020, dịch bệnh Covid khiến ngành dệt may khó khăn, trong đó TCM không ngoại lệ nhưng nhờ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống nên có thêm đơn hàng đồ bảo hộ y tế, khẩu trang y tế bù đắp cho đơn hàng truyền thống. Nhờ vậy, năm 2020, tổng doanh thu giảm nhẹ, trong khi lợi nhuận tăng trưởng 27% cho thấy sản phẩm của DN có giá trị gia tăng hơn.

Tin bài liên quan