Một số yếu tố thúc đẩy Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng mạng trong giai đoạn 2017-2020 mà doanh nghiệp này nhận thấy là Việt Nam đang trở thành Trung tâm sản xuất của khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực và tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 châu Á, chỉ sau Trung Quốc.
Ưu thế vượt trội của Việt Nam khi trở thành trung tâm sản xuất phụ thuộc vào năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp 4.0 và mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of things – IoT) - trung tâm dữ liệu, mạng doanh nghiệp và hệ thống cơ sở hạ tầng mạng vận hành có thể phát triển được để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng trong tương lai cũng như đem lại năng suất hoạt động cao.
Trong bối cảnh đó, các trung tâm dữ liệu linh hoạt và hệ thống mạng công nghiệp mạnh mẽ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam.
Có trụ sở chính tại Tinley Park, IL, Hoa Kỳ và hoạt động tại 112 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, Panduit cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng mạng để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy trong các ngành công nghiệp khác nhau như giáo dục, năng lượng, tài chính, chế biến thực phẩm, y tế, giao thông, vận tải...
Các giải pháp của Panduit cải tiến năng suất, tính hiệu quả và sự linh hoạt bằng cách tối ưu hóa năng lượng, hệ thống làm mát, không gian và các yêu cầu kết nối thông qua các giải pháp trung tâm dữ liệu toàn diện, bao gồm cơ sở hạ tầng hội tụ; các giải pháp kết nối; các giải pháp tối ưu hóa hệ thống làm mát và kiểm soát nhiệt độ; quản lý cơ sở hạ tầng Trung tâm dữ liệu…
Được biết, dù chưa chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam, nhưng Panduit đã và đang đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mua các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam với giá trị tổng sản phẩm lên tới hàng triệu USD.