Toàn cảnh Hội thảo "Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua Số hóa và AI"

Toàn cảnh Hội thảo "Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua Số hóa và AI"

Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua số hóa và AI

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại hội nghị Đổi mới Sáng tạo Innovation Day Hải Phòng 2025 ngày 10/4 do Schneider Electric - tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa công nghiệp tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học đã tập trung thảo luận về chủ đề "Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua số hóa và AI".

Chia sẻ tại sự kiện, ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia cho biết, nhiều xu hướng lớn đang diễn ra tái định hình thế giới, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất.

Những xu hướng lớn mang tính tất yếu, có tác động trên toàn thế giới mà Schneider Electric đã nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua bao gồm:

Thứ nhất, cân bằng toàn cầu mới: Chúng ta vẫn nghĩ toàn cầu hóa sẽ là xu hướng của tương lai, nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Theo đó, dưới tác động phức tạp của tình hình địa chính trị trên toàn cầu, xu hướng xây dựng nền kinh tế độc lập, nội địa hóa và hồi hương những ngành sản xuất quan trọng đang diễn ra.

81% các công ty lớn đã và đang áp dụng phương pháp “năng lực cung ứng kép”, nghĩa là tạo thêm một nguồn cung thứ hai vào chuỗi vận hành kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro. Việc tái cơ cấu, đa dạng hóa và sắp xếp lại chuỗi cung ứng sẽ dẫn tới cạnh tranh quyết liệt hơn để tham gia chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu.

Thứ hai, dịch chuyển về sự thịnh vượng: Trạng thái cân bằng toàn cầu đã bắt đầu định hình lại thế giới, một cuộc dịch chuyển lớn về sự thịnh vượng - sự dịch chuyển của nhu cầu năng lượng trong tương lai sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực như Ấn Độ, Trung Đông và châu Phi - nơi sẽ gia tăng thêm 1,5 tỷ dân số cho tới năm 2050.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia phát biểu tại sự kiện

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia phát biểu tại sự kiện

Thứ ba, biến đổi khí hậu: Các sự kiện như bão, lốc xoáy, lũ lụt xảy ra ngày một nhiều hơn, tất cả đều là hậu quả của tình trạng phát thải CO2, mà 80% mức phát thải này đến từ việc sử dụng năng lượng. Đáng chú ý, ngành sản xuất và chế tạo chiếm 54% mức tiêu thụ năng lượng của thế giới.

Một tín hiệu tích cực là đã có hơn 3.000 doanh nghiệp cam kết phát thải ròng bằng 0, được xác nhận Sáng kiến mục tiêu dựa trên cơ sở khoa học (SBTi). Trong đó, Schneider Electric là một trong những công ty đầu tiên được xác nhận cam kết 2030 và 2050 và đã triển khai các cam kết từ rất sớm.

Thứ tư, số hóa và AI (Digitalization and AI): Để ứng phó với khủng hoảng kép về khí hậu và năng lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải số hóa và áp dụng AI để tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tính bền vững.

Mức tiêu thụ năng lượng của các ngành sản xuất sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, đặc biệt khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất. Vì thế, yêu cầu bức thiết đặt ra là tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững với AI và số hóa để sử dụng năng lượng hiệu quả.

Thứ năm, chuyển dịch năng lượng (Energy Transition): Công nghệ chính là giải pháp tối ưu nhất giúp giảm phát thải khi được đánh giá có thể loại bỏ 70% phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng - lĩnh vực tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.

Những xu hướng kể trên đang tái định hình toàn cầu và buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng có chiến lược thích ứng.

“Chúng tôi tin rằng số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là động lực chính cho chuyển dịch năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng để giảm lượng khí thải và phá bỏ các rào cản chuyển đổi năng lượng tái tạo, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững”, ông Đồng Mai Lâm cho biết.

Theo Schneider Electric, số hoá và AI chính là xu hướng tất yếu cho các ngành công nghiệp tăng trưởng quy mô một cách bền vững, đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Khảo sát dữ liệu và phân tích của Forrester vào năm 2022 chỉ ra rằng 73% các nhà ra quyết định về dữ liệu và phân tích đang xây dựng công nghệ AI và 74% ghi nhận tác động tích cực tại doanh nghiệp. Nghiên cứu của IDC cũng cho thấy, các công ty công nghiệp theo đuổi tính bền vững một cách chiến lược, kết hợp với chương trình chuyển đổi kỹ thuật số dài hạn có hiệu suất vượt trội hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.

Chuyển đổi số, được triển khai thông qua các ứng dụng phần mềm được hỗ trợ bởi AI, đang tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao mức độ tương tác với khách hàng, tăng năng suất, cải thiện tính bền vững và tiết kiệm chi phí trong các ngành công nghiệp cần đầu tư lớn vào tài sản như sản xuất, điện – nước và logistics.

Là đơn vị dẫn đầu trong số hóa, quản lý năng lượng và tiên phong trong ứng dụng AI, tại Innovation Day Hải Phòng, Schneider Electric mang đến những trải nghiệm công nghệ tiên tiến, kết nối các doanh nghiệp và mở ra những cơ hội hợp tác chiến lược trong ngành sản xuất nói chung và tại một số lĩnh vực cụ thể.

Trong đó, Schneider Electric giới thiệu Innovation Hub - khu vực trưng bày các sản phẩm và giải pháp dành riêng cho khách hàng trong ngành sản xuất công nghiệp. Innovation Hub được thiết kế thành các cụm khu vực khác nhau, phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó, trung tâm là khu vực giới thiệu nền tảng CONNECT và khu vực Impact Makers.

Khu vực Innovation Hub thu hút sự quan tâm đông đảo của khách tham dự

Khu vực Innovation Hub thu hút sự quan tâm đông đảo của khách tham dự

Cũng tại sự kiện, Schneider Electric đã giới thiệu hệ sinh thái các giải pháp, sản phẩm ở nhiều lĩnh vực bao gồm: tòa nhà thông minh, công nghiệp và giao thông, vận tải; giải pháp cho các nhà máy...

Tin bài liên quan