Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thị trường nhập khẩu dệt may của Nhật Bản rất lớn, trong đó Trung Quốc hiện đứng đầu, chiếm 73,6%; EU 8,1%; Mỹ 2,5%; Đài Loan 1,3%. ASEAN chiếm 7,5% trong xuất khẩu sang thị trường này và Việt
Với thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn như vậy, tất yếu trong đàm phán EPA, phương án đảm bảo lợi ích cho ngành này càng phải được cân đối kỹ càng. Điều khó ở đây là cho đến thời điểm này, Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ với mặt hàng dệt may trong EPA với 6 nước ASEAN là
Dự kiến, sẽ kết thúc đàm phán EPA vào cuối năm 2008. Nếu không chấp thuận quy tắc xuất xứ do Nhật Bản đưa ra, thì nhiều khả năng, thị phần hàng dệt may Việt
Mặc dù vậy, một giải pháp khác nhằm tăng thị phần hàng dệt may Việt
Theo các chuyên gia thương mại, việc thực hiện quy tắc xuất xứ cộng gộp còn giúp ngành dệt may Việt Nam dễ dàng đáp ứng các tiêu chí theo đề xuất của Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy mở rộng nguồn nguyên liệu dệt trong ASEAN và Nhật Bản. Hơn nữa, điều này góp phần tăng cường hợp tác trong ASEAN; tăng cường thị phần trên thị trường Nhật, đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngành dệt may; tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới và thu hút đầu tư của Nhật vào ngành dệt ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để đi đến quyết định cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp phải tính toán và cho ý kiến cụ thể từ chính thực tiễn sản xuất của mình để đàm phán EPA Việt Nam có thể đạt được những thoả thuận hợp lý nhất.
Các chuyên gia thương mại đưa ra giả thiết rằng, khi EPA có hiệu lực, trong trường hợp 10% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Trung Quốc được thay thế bằng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo dệt kim Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tăng khoảng 279%, từ 465 triệu USD lên 1.299 triệu USD và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo từ vải dệt thoi sẽ tăng 909%, từ 113 triệu USD lên 1.027 triệu USD.
Cái khó nhất của ngành dệt may lúc này là nguyên, phụ liệu. Được biết, theo Quy hoạch Phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 vừa được Bộ Công Thương ban hành, Việt Nam đặt mục tiêu: phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh, bền vững các ngành công nghiệp chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ nay đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2010, ngành dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% và năm 2020 con số này sẽ là 70%.