Các sự kiện nội bộ là cơ hội để những người đồng nghiệp gắn kết và giao lưu

Các sự kiện nội bộ là cơ hội để những người đồng nghiệp gắn kết và giao lưu

Tại sao VPBank là doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc?

(ĐTCK) Giám đốc cao cấp khối thị trường tài chính của VPBank Nguyễn Kim An nói: “Làm việc tại VPBank, không có gì phải phàn nàn”.

Hỏi lý do, anh cho biết, bản thân cũng đã làm việc qua nhiều ngân hàng, nhưng VPBank là nơi “trụ” lại lâu nhất vì kiến thức được áp dụng trong công việc, người quản lý trực tiếp thấu hiểu, hỗ trợ hoàn thành các mục tiêu; người quản lý cấp cao hơn ghi nhận những đóng góp; Ban lãnh đạo Ngân hàng rất chịu khó quan tâm đời sống tinh thần nhân viên…

Chị Lê Thu Trang, Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Chi nhánh Thăng Long VPBank cho biết, chị cảm thấy nhanh chóng gắn bó với Ngân hàng sau khi về làm việc, vì các sự kiện được tổ chức thường xuyên, giúp nhân viên dễ dàng kết nối.

Gắn bó với VPBank từ khi mới ra trường (năm 2011) cho đến nay, anh Trần Minh Châu, Phòng nghiệp vụ Thị trường tài chính - Trung tâm Xử lý nghiệp vụ VPBank chia sẻ: “Tôi đã có quãng thời gian làm việc thực sự tuyệt vời. Đến văn phòng, được mọi người hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình. Tôi và đồng nghiệp thường nói vui: “VPBank là ngôi nhà thứ 2 của mình”.

Những tâm sự của “VPBanker” mặc dù khác nhau ở góc độ, nhưng theo anh Kim An, cùng chung một ý tưởng, sản phẩm của các ngân hàng là như nhau, nhưng VPBank có điều khác biệt khiến nhân viên thấy tự hào với khách hàng và đồng nghiệp tại ngân hàng khác. Đó là nhìn thấy nhiệt huyết của người đứng đầu Ngân hàng và trên tất cả, việc truyền tải thông điệp của Ban lãnh đạo Ngân hàng rất dễ hiểu, dễ chạm đến trái tim của VPBanker.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế chia sẻ, có 2 yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của đội ngũ nhân viên: một là yếu tố vệ sinh và hai là yếu tố không phải vệ sinh. Nhóm yếu tố vệ sinh là trong căn nhà của bạn phải sạch sẽ, tươm tất. Tuy nhiên, ở trong một căn nhà sạch chưa hẳn đã hạnh phúc, nếu căn nhà không thông thoáng và được trang trí bày biện. Theo đó, lương là yếu tố vệ sinh, nếu không được đáp ứng đủ sẽ làm cho nhân viên bất mãn, có thể chuyển sang chỗ làm khác, nhưng lương không hẳn là vấn đề làm cho người ta hạnh phúc.

Tại sao VPBank là doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc? ảnh 1

“Điều làm cho nhân viên hạnh phúc là quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo; là môi trường kinh doanh; là chương trình đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng; là những chia sẻ khi gia đình gặp khó khăn; là kết quả kinh doanh hiệu quả… làm nhân viên hạnh phúc”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Khảo sát “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2016” của Anphabe vừa được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, ghi nhận ý kiến từ  26.128 người, thuộc cả 3 thế hệ Baby Boomer (BB, 1950-1969), X (1970-1985) và Y (1986-2000) nhằm đo lường các chỉ số về nguồn nhân lực hạnh phúc.

Theo đó, Anphabe đo lường những biểu hiện “hạnh phúc” của người đi làm Việt Nam và quy về 4 chỉ số: “Độ gắn kết lý trí”, đo lường xem họ nhìn nhận những gì có được tại công ty là công bằng và có lợi, thấy tương lai của họ ở đây hay không? “Độ gắn kết tình cảm”: có yêu thích công việc; tự hào về những gì mình làm; tin tưởng tầm nhìn của ban lãnh đạo hay yêu mến đồng nghiệp hay không? Từ đó sẽ có 2 chỉ số quan trọng khác, đó là họ có chuyển đổi sự gắn kết sang “Nỗ lực tự nguyện”, làm nhiều hơn yêu cầu để giúp công ty thành công và “Cam kết gắn bó lâu dài” với công ty hay không.

Khảo sát của Anphabe cho biết, VPBank đã đạt các chỉ số cao về “Nguồn nhân lực hạnh phúc” và được xếp trong Top 5 nơi làm việc hạnh phúc nhất Việt Nam 2016. Trước đó, McKinsey cũng khảo sát môi trường làm việc của VPBank, kết quả cho thấy chỉ số OHI (sức khoẻ tổ chức) của VPBank đã tăng liên tục từ năm 2010 tới 2016, thuộc nhóm 25% các doanh nghiệp có chỉ số OHI cao nhất toàn cầu.

Có lẽ hạnh phúc không phải là điều chúng ta tìm thấy, mà là điều chúng ta cùng nhau tạo ra.

Tin bài liên quan