Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây?

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây?

(ĐTCK) Dịch cúm do virus Corona gây ra đang làm chao đảo các thị trường tài chính toàn cầu, với tác động mạnh mẽ hơn so với những đợt bùng phát dịch bệnh từng xảy ra trong lịch sử.

16 năm sau khi dịch SARS bùng phát khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh và 77 người chết, dịch cúm do virus Corona xuất hiện và gây lo sợ trên các thị trường toàn cầu. Đáng chú ý, dịch bệnh hiện tại đang tác động mạnh mẽ hơn tới các nền kinh tế so với các lần bùng phát dịch trước đây, mà nguyên nhân xuất phát từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ thương mại sâu rộng hơn với Mỹ.

Năm 2003, khi dịch SARS diễn ra, GDP Trung Quốc vào khoảng 1,6 nghìn tỷ USD. Hiện tại, con số này là khoảng 13 nghìn tỷ USD.

Trong giai đoạn 2003 – 2019, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất – kinh doanh, là động lực tăng trưởng cho hàng loạt doanh nghiệp Mỹ. Đây là lý do các doanh nghiệp này đang chịu những tổn thất trước nhất khi dịch bệnh bùng phát và hiện đã lây nhiễm cho gần 10.000 người, khiến ít nhất 213 người thiệt mạng.

Dưới đây là một số so sánh giữa năm 2003 khi dịch SARS diễn ra và hiện tại khi virus Corona hoành hành.

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 1

Quy mô nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đây là lý do nhiều quan điểm tỏ ra lo ngại tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ chịu tổn thất lớn vì dịch bệnh.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc ra thế giới

Trung Quốc đang xuất khẩu hàng hóa ở mức nhiều nhất từ trước tới nay. Năm 2018, Đại lục là nhà cung cấp nhiều nhất các loại hàng hóa cho Mỹ, bao gồm đồ điện tử (152 tỷ USD), máy móc (117 tỷ USD), nội thất (35 tỷ USD), đồ chơi và thiết bị thể thao (27 tỷ USD) và đồ nhựa (19 tỷ USD).

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 3

Số lượng các tỷ phú tại Trung Quốc năm 2003 và 2019

Số lượng tỷ phú Trung Quốc tăng lên không ngừng. Jack Ma, người gần đây vừa rời ghế Chủ tịch Alibaba, gã khổng lồ công nghệ điện tử là tỷ phú giàu có nhất với khối tài sản 42 tỷ USD.

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 4

Lượng khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ 

Du lịch là một trong những bằng chứng cho thấy đời sống của người dân Trung Quốc ngày càng được cải thiện. Cư dân Đại lục hiện diện tại khắp nơi trên thế giới, chi tiêu trung bình 762 USD/người trong các chuyến du lịch nước ngoài, trong khi các khách du lịch khác chỉ tiêu trung bình 486 USD, theo khảo sát của Nielsen.

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 5

Số lượng cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc năm 2003 và 2019

Starbucks thông báo đóng cửa hơn một nửa trong số 4.100 cửa hàng tại Trung Quốc do lo ngại bệnh dịch. Đây không phải doanh nghiệp bán lẻ duy nhất phải tạm ngừng hoạt động một số cửa hàng. Một số tên tuổi khác có thể kể tới như H&M (đóng cửa ít nhất 45 cửa hàng tạm ngừng hoạt động công tác tới Trung Quốc), IKEA (đóng cửa 30 cửa hàng)…

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 6

Số lượng khách sạn Marriott tại Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường hải ngoại lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của Marriott. Năm 2018, tập đoàn khách sạn này đã bắt tay với Alibaba, cho phép khách du lịch Trung Quốc đặt phòng khách sạn tại hệ thống trên toàn cầu của hãng thông qua website du lịch của Alibaba.

Trong tuần trước, Marriott cho biết, Công ty sẽ miễn phí hủy phòng cho tới ngày 29/2/2020 đối với các khách sạn tại Trung Quốc, Hồng Kông, Macau và Đài Loan. Phí hủy phòng cũng sẽ được miễn với các du khách tại khu vực này khi đặt phòng tại hệ thống Marriott tại các khu vực khác trên thế giới.

Tại sao dịch cúm Corona lại khiến các tập đoàn lớn lo sợ hơn các dịch bệnh trước đây? ảnh 7

Doanh thu của Las Vegas Sands tại Macau năm 2003 và 2018

Du khách tới các bất động sản thuộc Las Vegas Sands tại Macau đã giảm 80% trong dịch Tết Nguyên đán vừa qua, trong khi đây thường là dịp bận rộn nhất. Năm 2003, khi dịch SARS diễn ra, gã khổng lồ ngành trò chơi – sòng bạc này còn chưa có hoạt động kinh doanh tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng tới năm 2018, doanh thu từ thị trường này đã đạt 3,1 tỷ USD.
Tin bài liên quan