Đó là nhận định của ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Môi giới Tư vấn CTCK VNDirect khi trao đổi với ĐTCK về việc cổ phiếu một số cổ phiếu ngành tăng mạnh trong thời gian vừa qua.
Các DN đang công bố kết quả kinh doanh quý III, có rất ít yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên, trên sàn, nhóm cổ phiếu cơ bản đa số không tăng giá, còn nhóm cổ phiếu BĐS có sự hồi phục về giá khá mạnh. Theo ông, đâu là nguyên nhân?
Đa số DN cơ bản đã có kết quả kinh doanh tương đối ấn tượng trong 6 tháng đầu năm và không có nhiều đột biến trong quý III, cũng như quý cuối năm. Hơn nữa, mặt bằng giá của nhóm cổ phiếu cơ bản tốt đã tăng trưởng đều trong 2 năm qua và duy trì được mặt bằng giá khá tốt, nên ở mức định giá hiện tại, mức độ hấp dẫn không còn nhiều. Ngược lại, cổ phiếu một số nhóm ngành như BĐS, vận tải biển liên tục giảm giá và tìm đáy mới trong thời gian qua, hiện đang có diễn biến tăng giá ấn tượng. Lý do là bởi dòng tiền thường mang tính chất đầu cơ và tìm kiếm những cổ phiếu có tính kỳ vọng cao tại các vùng trạng thái quá bán.
Dưới góc độ phân tích cơ bản thì nhóm ngành BĐS, ngân hàng vẫn chưa có nhiều chuyển biến và câu chuyện giải quyết nợ xấu, phá băng BĐS… khi nào thành công vẫn còn là câu hỏi. Khi những vấn đề cơ bản đó thực sự có dấu hiệu chuyển biến thì cổ phiếu nhóm ngành này sẽ có những đợt tăng giá ngoạn mục, nhưng điều này là quá sớm ở các tháng cuối năm.
Theo ông, trong các tháng cuối năm, cổ phiếu của DN ngành nào sẽ thu hút NĐT, tại sao?
Trong nhịp hồi phục của thị trường từ đầu tháng 9 đến nay, nhóm cổ phiếu BĐS, vận tải biển, một số cổ phiếu ngành dầu khí và nhóm cổ phiếu có kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TTP) đã tăng giá khá mạnh. Ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các cổ phiếu cơ bản tầm trung đa số không tăng giá nhiều sau quá trình tăng tốt ở nửa đầu năm. Điều này cho thấy, các dòng tiền nội chủ yếu vẫn là đầu cơ và hướng tới nhóm cổ phiếu đã giảm giá sâu như BĐS, vận tải biển, với kỳ vọng hoạt động của DN sẽ sớm hồi phục.
Tôi cho rằng, diễn biến tăng giá vừa qua đã phản ánh tương đối các kỳ vọng nêu trên, trong khi thực tế, những chuyển biến từ các DN BĐS, vận tải biển chưa thực sự rõ rệt, nên khó có thể kỳ vọng giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Những DN chứng khoán, dầu khí, săm lốp, cao su, thủy sản… vừa chớm thoát khỏi giai đoạn khó khăn, sẽ có nhiều điểm sáng trong những tháng cuối năm hơn và hấp dẫn dòng tiền hơn.
Hai tuần qua, khối NĐT nước ngoài mua ròng trở lại dường như đang hỗ trợ tốt cho thị trường. Theo ông, điều này có đủ tin tưởng dòng vốn ngoại đang trở lại TTCK?
Tính tới ngày 21/10, khối ngoại đã mua ròng 18 phiên liên tiếp, với giá trị mua ròng hơn 994 tỷ đồng. Ngoài dòng tiền từ Quỹ VNM ETF (từ đầu tháng 10 tới nay, quỹ này phát hành mới hơn 400.000 chứng chỉ quỹ, trị giá gần 170 tỷ đồng), thì Quỹ ETF của Deustche Bank không có thêm dòng tiền mới. Nghĩa là, hoạt động mua ròng nêu trên chủ yếu đến từ dòng tiền của nước ngoài đầu tư. Đây là dấu hiệu tích cực, bởi những dòng tiền đầu tư thường ở lại với thị trường lâu hơn và mang những kỳ vọng cơ bản rõ rệt hơn.
Những xáo trộn trên thị trường tài chính thế giới tạm lắng, chỉ số bảo hiểm vỡ nợ (CDS) đã quay đầu giảm mạnh từ cuối tháng 8 ở mức trên 330 điểm xuống hơn 250 điểm, cùng với một cam kết về tỷ giá rõ ràng và những dấu hiệu hồi phục dần từ vĩ mô khiến dòng tiền này đang quay trở lại TTCK. Kinh nghiệm cho thấy, các dòng tiền này mỗi khi vào thị trường đều kéo dài nhiều tháng. Tôi cho rằng, quá trình này đang ở mức khởi đầu và sẽ tiếp diễn ít nhất là tới quý I/2014.
Vậy ông dự báo như thế nào về diễn biến của thị trường trong thời gian tới?
Tôi cho rằng, nền kinh tế Việt