Việt Nam hiện mới có 1.383 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (ảnh minh họa)

Việt Nam hiện mới có 1.383 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (ảnh minh họa)

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là "đáng xấu hổ"

(ĐTCK) Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam hiện chỉ chiếm 0,3% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. GS. Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp nhận định, đây là “con số quá ít ỏi, đáng xấu hổ để một nước tiến lên công nghiệp hóa”.

Quan điểm trên được đưa ra tại “Diễn đàn phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ: Cơ hội từ các Hiệp đinh thương mại tự do thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp” do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức hôm nay (30/3).

Theo GS. Phan Đăng Tuất, Việt Nam hiện mới có 1.383 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chia làm 3 nhóm ngành sản xuất: cơ khí, điện tử, nhựa và cao su. So với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,3%.

Ông Phan Đăng Tuất cho rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng các mô hình startup cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Các bộ, ban ngành cần nghiên cứu những “lồng ấp” để cho ra đời nhiều hơn nữa những “đứa bé” công nghiệp hỗ trợ.

“Chúng ta không thể có nền công nghiệp hỗ trợ với từng này doanh nghiệp”  ông Tuất khẳng định.

Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là "đáng xấu hổ" ảnh 1

 Diễn đàn phát triển ngành công nghiêp hỗ trợ: Cơ hội từ các Hiệp đinh thương mại tự do thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp được tổ chức hôm nay tại Hà Nội

Cũng tại diễn đàn, đánh giá về cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA song phương và đa phương với nhiều đối tác quan trọng, Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới.

Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng như Trung Quốc hay các quốc gia ASEAN.

Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, giúp các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng.

Theo TS.Trương Chí Bình, giám đốc Trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ(SIDEC), khi tham gia vào các FTA thế hệ mới, doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Cụ thể như mặt hàng linh kiện với các nước tham gia Hiệp định RCEP và lĩnh vực dệt may - da giày đối với Hiệp định TPP. Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, gia tăng FDI đầu tư vào sản xuất linh kiện phụ tùng, dệt sợi.

Về thách thức, Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng như Trung Quốc hay các quốc gia ASEAN. Ngoài ra, các rào cản phi thuế như tiêu chuẩn chất lượng, hàm lượng xuất xứ, biện pháp phòng vệ thương mại sẽ đặt ra những vấn đề không nhỏ cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Tin bài liên quan