Bí ẩn về một ngôi sao phát nổ kỳ lạ vào năm 2006 cuối cùng cũng có thể giải đáp. Vào thời điểm nó được phát hiện, siêu tân tinh SN 2006gy là hành tinh sáng nhất mà con người có thể nhìn thấy. Kể từ đó các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu siêu tân tinh này.
Ngay từ đầu, SN 2006gy rất kỳ lạ vì có ánh sáng mạnh tỏa ra rất nhiều năng lượng, hơn gấp 100 lần so với một siêu tân tinh bình thường, theo lời của ông Jerkstrand tại Viện Vật lý Thiên văn Max Planck (Đức).
Sau đó, khi một nhóm các nhà nghiên cứu kiểm tra ánh sáng của siêu tân tinh, họ còn phát hiện phản vật chất cũng có sự ảnh hưởng.
Quang phổ ánh sáng từ vụ nổ chưa từng thấy trước đây trong bất kỳ siêu tân tinh nào, cho thấy sự hiện diện của một số chất không xác định.
Bằng cách xem xét các danh sách mở rộng về cách các nguyên tử khác nhau phát ra ánh sáng, Jerkstrand và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng vụ nổ phải chứa rất nhiều sắt với khối lượng ít nhất là một phần ba so với Mặt Trời.
Các loại siêu tân tinh phổ biến nhất không tạo ra nhiều sắt như vậy, nên các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt mô phỏng cố gắng kết hợp sự xuất hiện của SN 2006gy với các vụ nổ hiếm.
Loại siêu tân tinh tạo ra đủ sắt được gọi là loại Ia, nhưng loại này thường mờ hơn 100 lần so với SN 2006gy.
Cách mà các nhà nghiên cứu tạo ra siêu tân tinh loại Ia sáng hơn 100 lần là cho nó đâm vào đám mây vật chất khi bắt đầu phát nổ, chuyển động năng của vụ nổ thành ánh sáng.
Kịch bản mà Jerkstrand và nhóm của ông phát hiện ra rằng SN 2006gy bắt đầu bằng một cặp ngôi sao quay quanh nhau trong một đám mây khí chung.
Khi chúng xoắn về phía nhau, khí được thổi ra, tạo ra một đám mây xung quanh các ngôi sao. Khi chúng va chạm sẽ nổ tung và vụ nổ xuyên qua đám mây đó tạo ra một vụ nổ ánh sáng.
"Hiểu các biến thể lạ như thế này sẽ giúp chúng ta tìm ra các loại siêu tân tinh khác", Jerkstrand nói. Siêu tân tinh loại Ia cũng được sử dụng để đo lường sự giãn nở của vũ trụ, hiểu cách thức siêu tân tinh Ia phát nổ cũng thực sự quan trọng đối với các ứng dụng vũ trụ học, ông nói.