Kể từ ngày 1/7/2016, các hành vi thao túng TTCK có phát sinh khoản thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Kể từ ngày 1/7/2016, các hành vi thao túng TTCK có phát sinh khoản thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Siết mạnh chế tài xử phạt vi phạm chứng khoán

(ĐTCK) Với việc Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 tới đây sửa đổi theo hướng tăng mức phạt đối với cả 3 tội danh về chứng khoán hiện hành, sẽ nâng cao được tính răn đe, phòng ngừa, giảm thiểu vi phạm này trên thị trường, nâng cao niềm tin và thu hút các nhà đầu tư tham gia TTCK.

Theo Bộ luật Hình sự mới, cá nhân phạm tội có thể bị phạt tiền lên tới 5 tỷ đồng, phạt tù đến 7 năm. Lần đầu tiên, tại Bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân với mức phạt tiền cao nhất đến 10 tỷ đồng, đồng thời quy định các chế tài mạnh như đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, hoạt động có thời hạn trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn có thời hạn….

Đối với tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung yếu tố cấu thành của tội danh này là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Kể từ ngày 1/7/2016, các hành vi thao túng TTCK phát sinh khoản thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bà Vũ Thị Chân Phương, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, một trong những trọng tâm trong việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013/NĐ-CP lần này là tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về công bố thông tin để đảm bảo tính minh bạch, chính xác của các thông tin được công bố trên thị trường. Tại Nghị định sẽ sửa đổi, bổ sung hành vi và nâng mức phạt đối với vi phạm về công bố thông tin để đảm bảo thống nhất trong xử lý vi phạm từ mức độ hành chính tới hình sự với mục tiêu xử lý nghiêm khắc hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Về hành vi thao túng giá chứng khoán, bà Phương cũng cho biết, mức phạt hiện nay đối với hành vi này rất cao và nghiêm khắc. Cá nhân vi phạm bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền cao nhất đến 600 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt tiền đến 1,2 tỷ đồng, ngoài ra còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Kể từ ngày 1/7/2016, các hành vi thao túng TTCK phát sinh khoản thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người phạm tội là cá nhân còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Đối với trường hợp pháp nhân phạm tội, mức phạt tiền sẽ cao hơn rất nhiều đối với cá nhân phạm tội, từ 2 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, ngoài ra còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm.

Với các quy định hành chính và hình sự như hiện nay sẽ nâng cao được tính răn đe, phòng ngừa, giảm thiểu vi phạm này trên thị trường, nâng cao niềm tin và thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Với việc bổ sung tội Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán tại Bộ luật Hình sự với yếu tố cấu thành của tội danh này là thu lời bất chính từ 1 tỷ đồng đến dưới 2 tỷ đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1,5 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã rà soát các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm trong lập hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong xử lý giữa hành chính và hình sự.

Dự kiến, tại Nghị định sẽ bổ sung hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ để xử phạt đối với vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng; quy định rõ đối tượng xử phạt đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo.

Việc hoàn thiện chế tài xử lý hình sự và xử lý hành chính trong thời gian tới chắc chắn sẽ tạo nên khung pháp lý toàn diện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.     

Tin bài liên quan