Bà Lê Thu Thủy, Tổng giám đốc SeABank.

Bà Lê Thu Thủy, Tổng giám đốc SeABank.

SeABank hướng đến mục tiêu ngân hàng số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) 2021 sẽ là một năm chuyển đổi mạnh mẽ trong sự tương tác và mối quan hệ số hoá với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Ngân hàng SeABank. Bà Lê Thu Thủy, Tổng giám đốc SeABank chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Đầu tư Chứng khoán.

Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động của năm 2020, bên cạnh những khó khăn vẫn có những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đã báo lãi khá tích cực. Với SeABank thì sao?

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh ấy, chúng tôi đã chủ động điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Đó là kinh doanh theo hướng đột phá về công nghệ để phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Chúng tôi cũng tập trung vào việc tối ưu hoá chi phí thông qua tự động hoá công tác vận hành của hệ thống và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt với việc ra mắt ứng dụng ngân hàng số SeAMobile, trợ lý tài chính cá nhân.

Cùng với đó, chúng tôi đã triển khai nhiều chính sách như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. SeABank cũng tiên phong triển khai các gói tín dụng nhiều nghìn tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,5 - 7,5%/năm để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dòng vốn vay dễ dàng hơn.

Với những giải pháp đồng bộ như vậy, chúng tôi đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh và có mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.729 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019, hoàn thành 115% kế hoạch kinh doanh năm. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 47,5%. Hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 11,06%, nợ xấu chỉ ở mức 1,86%.

Trong năm qua, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên gần 12.088 tỷ đồng, nằm trong nhóm 13 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam và được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên HOSE trong quý I/2021.

Một cột mốc tôi muốn nhấn mạnh là trong năm qua, SeABank trở thành ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn, được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 - tương đương mức đánh giá triển vọng phát triển ổn định.

Những nói trên thể hiện tầm nhìn chiến lược của Ngân hàng là bán lẻ và phát triển theo hướng công nghệ hội tụ số là một hướng đi đúng đắn. Đây có lẽ cũng là điều tôi tâm đắc nhất trong năm qua.

Bà kỳ vọng gì về triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng trong năm mới 2021?

Tôi tin 2021 sẽ là một năm tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Các hoạt động của hệ thống ngân hàng nhờ đó sẽ có nhiều biến chuyển tích cực hơn.

Với nhận định đó, SeABank có sự chuẩn bị ra sao để đón đầu cơ hội hồi phục của nền kinh tế?

Định hướng chiến lược tổng thể cho 5 năm tới của Ngân hàng là tập trung vào số hoá, nâng cao trải nghiệm khách hàng và năng lực đội ngũ với 5 trụ cột về quản trị rủi ro; đầu tư công nghệ; phát triển khách hàng; phát triển nhân sự, và văn hóa tổ chức. Năm 2021 chắc chắn là một năm bản lề cho chiến lược tổng thể này.

SeABank đang triển khai đồng loạt rất nhiều dự án quan trọng. Trong đó, các dự án về công nghệ, nâng trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực.

Năm 2021, SeABank đặt mục tiêu thực hiện số hoá hệ thống quy trình vận hành, tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vận hành nh hình thực tế. Đó là kinh doanh theo hướng đột phá về công nghệ để phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Năm 2021, SeABank đặt mục tiêu thực hiện số hoá hệ thống quy trình vận hành, tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vận hành, bổ sung thêm các tính năng hấp dẫn cho SeAMobile như cung ứng và phê duyệt tín dụng và các kênh đầu tư online; xây dựng tổng đài tự động chăm sóc khách hàng Callbot…

Đây sẽ là một năm chuyển đổi mạnh mẽ trong sự tương tác và mối quan hệ số hoá với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Ngân hàng.

Hiện SeABank cũng đang triển khai xây dựng nền tảng văn hoá xây dựng trải nghiệm dịch vụ khách hàng nhằm tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng giao dịch cũng như sản phẩm dịch vụ để làm đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đối với nguồn nhân lực luôn được coi trọng là tài nguyên của mỗi ngân hàng, SeABank đang và tiếp tục triển khai đồng bộ chiến lược nhân sự trên toàn hệ thống với sự tư vấn chiến của đối tác tư vấn hàng đầu là Talentnet - Mercer triển khai chuỗi dự án liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, chính sách lương, thưởng, KPI, quản lý nhân tài, chế độ đãi ngộ, phúc lợi đối với cán bộ nhân viên.

Việc triển khai thành công các dự án sẽ giúp SeABank phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ và kinh nghiệm từ các nhân sự giỏi cũng như tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các đơn vị trên toàn hệ thống, tạo nên sức mạnh trong nội lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính - ngân hàng, tạo đà cho Ngân hàng phát triển bền vững.

Với các CEO ngân hàng, đặc biệt là CEO trẻ như bà, đâu là những thuận lợi và khó khăn trong chèo lái ngân hàng thời điểm này?

Hoạt động trong ngành đặc thù, chịu sự cạnh tranh gay gắt là một khó khăn với bất kỳ CEO ngân hàng nào, chưa kể là phụ nữ thì cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý cho gia đình và bản thân. Tuy nhiên, tôi cũng có nhiều thuận lợi, SeABank là hệ thống quản trị chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, nhiệt huyết ở các mảng nghiệp vụ và mọi cấp quản lý. Tập thể hơn 4.000 cán bộ nhân viên đầy tự tin, sáng tạo, luôn khát vọng cống hiến và hướng về một mục tiêu chung.

Chúng tôi luôn coi nhau là những người thân thiết trong một gia đình, cùng chia sẻ những phút giây hạnh phúc, thành công và cả những khi gặp khó khăn. Chính điều này đã góp phần tạo nên những thành công và văn hoá của SeABank ngày hôm nay. Nhân đây, cho tôi được gửi lời tri ân tới những người sáng lập SeABank đã đưa ra định hướng phát triển bền vững, vì cộng đồng và lời cám ơn tới toàn bộ cán bộ nhân viên đã luôn chung sức để đưa SeABank tiến về phía trước.

Để điều hành một ngân hàng thành công, chắc hẳn không chỉ dựa vào nền tảng văn hóa gắn kết giữa các nhân sự như trong một gia đình?

Đúng như vậy. Đối với một CEO ngân hàng, để thành công, theo tôi, cần phải xác định mong muốn làm việc của mình là gì để có sự cống hiến tận tâm cho tổ chức và cộng đồng. Ngoài ra, ban điều hành phải quyết liệt thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhưng cũng không thể thiếu sự kết nối, chia sẻ, huấn luyện với cán bộ nhân viên.

Trong bất kỳ một tổ chức nào thì yếu tố kỷ luật cũng phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy, tôi luôn đề cao tính kỷ luật và tuân thủ để mọi người có trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng đúng người, đúng chỗ là rất cần thiết để có sự động viên, khen thưởng kịp thời, từ đó tạo cảm hứng, nuôi dưỡng, phát triển năng lực và tình yêu của cán bộ nhân viên với Ngân hàng.

Tin bài liên quan