“Cần đưa hoạt động tín dụng đen vào khuôn khổ quản lý Nhà nước”

“Cần đưa hoạt động tín dụng đen vào khuôn khổ quản lý Nhà nước”

Sẽ xử lưu động tội nặng tín dụng đen

(ĐTCK) Một số vấn đề tồn tại trong án dân sự như án bị hủy sửa, án kéo dài, án tín dụng đen... là những nội được Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình giải trình trong phiên chất vấn ngày hôm qua (21/11).

Sẽ xử lưu động tội nặng tín dụng đen ảnh 1

“Cần đưa hoạt động tín dụng đen vào khuôn khổ quản lý Nhà nước”

Sẽ xử lưu động tội nặng tín dụng đen

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nhấn mạnh, những năm qua, tín dụng đen đã gây ra những tác hại xấu cho xã hội, đẩy nhiều người dân vào cảnh khốn khổ.

Tuy nhiên, dường như pháp luật còn nhiều kẽ hở nên khó xử lý loại tội phạm này thật thích đáng. Đại biểu Tám đề nghị Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết giải pháp để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân và xử lý những hành vi tín dụng đen một cách thích đáng.

Theo Chánh án Trương Hòa Bình, hoạt động tín dụng đen là một hiện tượng xã hội. Tùy mức độ mà đây có thể là hoạt động bình thường như một hiện tượng kinh tế - xã hội, hoặc là hoạt động tội phạm đơn lẻ, hay hoạt động tội phạm có tổ chức.

Trường hợp là tội phạm thì đây là một thủ đoạn lợi dụng nhu cầu tín dụng của nhân dân, thường phạm vào tội cho vay nặng lãi, hoặc tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vấn đề đặt ra là chính quyền các cấp, ngành công an phải có các biện pháp để quản lý, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và nếu có vi phạm thì điều tra, truy tố, xét xử.

Theo Chánh án, cần đưa hoạt động tín dụng đen vào khuôn khổ quản lý Nhà nước.

“Đối với những vụ án tín dụng đen trọng điểm, ngành tòa án sẽ đưa ra xét xử lưu động để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Vấn đề pháp luật còn lỏng lẻo thì trong quá trình xây dựng pháp luật, chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu bổ sung trên cơ sở đúc kết từ thực tiễn để bổ sung cho phù hợp”, Chánh án Trương Hòa Bình phát biểu.

Tại kỳ họp Quốc hội trước, khi đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nhận được được câu hỏi về vấn đề xử lý tội phạm từ hoạt động tín dụng đen. Như vậy, có thể thấy, sau 2 kỳ họp, tín dụng đen vẫn là khu vực tội phạm nhức nhối trong xã hội hiện nay.

 

Sẽ cắt quyền xử án hành chính ở cấp huyện, quận?

Một vấn đề khác là tình trạng án kéo dài, quá hạn; án bị hủy sửa; xét xử nhiều lần; tình trạng đơn giám đốc thẩm tồn đọng... cũng được các đại biểu Quốc hội đề cập.

Đại biểu Phạm Xuân Thường, Thái Bình đã chỉ ra sự bất hợp lý trong bố trí thẩm phán ở các địa phương, có địa phương một thẩm phán phải xử lý trên 100 vụ/năm, gấp 2 lần so với quy định. Do số lượng vụ việc lớn nên chất lượng giải quyết các vụ án chưa tốt, vi phạm thời hạn tố tụng.

Ngược lại, nhiều tòa án ở các tỉnh Bắc Bộ, miền Trung Tây Nguyên, số vụ việc một thẩm phán giải quyết thường chỉ 20 - 30 vụ/năm, cá biệt có nơi thẩm phán chỉ giải quyết 8 - 13 vụ/năm, lãng phí nguồn nhân lực và ngân sách nhà nước.

Theo Chánh án, từ đầu năm đến nay, ngành tòa án đã giải quyết được 63,3% đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tổng số gần 11.000 đơn, số đơn còn tồn gần 4.000 đơn. Số lượng đơn này đều còn trong thời hạn giải quyết, tức là người có thẩm quyền xem xét đơn này trong 3 năm, trường hợp đặc biệt là 5 năm.

Đối với trường hợp án xử đi, xử lại nhiều lần, theo Chánh án, là do quy định hai cấp xét xử sơ thẩm – phúc thẩm và sau đó là giám đốc thẩm. Không tránh khỏi một số vụ án đã xử nhiều lần nhưng do nhận thức, quan điểm và do nguyên nhân khác nên dẫn đến xử đi xử lại nhiều lần vẫn chưa kết thúc.

Thông lệ ở nhiều nước, sau khi xử phúc thẩm, nếu có kháng cáo, kháng án thì xử phúc thẩm lần 2 và đưa ra phán quyết luôn. Nếu không đủ căn cứ để phán quyết ngay thì trả lại hồ sơ và chỉ xem có vi phạm tố tụng hay không, có áp dụng pháp luật sai lầm hay không.

Nhưng quy định của Việt Nam thì xem xét lại cả chứng cứ vụ án. Do đó, Chánh án cho rằng, cần xem xét sửa lại quy định về hình sự, dân sự, tố tụng để phù hợp.

Theo báo cáo của ngành tòa án, tỷ lệ bản án quyết định bị hủy, bị sửa do nguyên nhân chủ quan có giảm 0,2% so với năm 2012, riêng tỷ lệ bản án quyết định hành chính đã bị hủy, bị sửa do nguyên nhân chủ quan của thẩm phán tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

Giải pháp cho vấn đề này, theo Chánh án là cần nâng cao chất lượng cán bộ, đào tạo, đào tạo lại. Riêng với án hành chính, Chánh án Trương Hòa Bình đề nghị chuyển thẩm quyền án hành chính sơ thẩm lên tòa cấp tỉnh và phúc thẩm lên tòa tối cao để tránh những vấn đề liên quan đến UBND cấp quận, huyện.

Về lâu dài, cần phải tổ chức ngành tòa án theo thẩm quyền xét xử, chứ không phải theo địa giới hành chính như hiện nay.    

>>Luật Phá sản đã… phá sản

>>Cổ phần hóa nhiều DN tại Kon Tum và Bến Tre

>>VSH đầu tư 5.744 tỷ đồng xây dựng Thủy điện Thượng Kon Tum